Qua việc tìm hiểu những cơ sở lí thuyết và thực tiễn về vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và về BTTN, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
38
nhu cầu tất yếu trong giai đoạn giáo dục hiện nay của xã hội, bằng nhiều biện pháp GV cần tạo được động cơ học tập thật sự mạnh mẽ cho HS qua đó phát huy tính chủ động học tập của HS.
- BTTN có khả năng thực hiện tốt các chức năng của lí luận dạy học và nhiệm vụ dạy học trong quá trình đổi mới PPDH. BTTN có nhiều ưu điểm nổi bật trong việc phát huy tính chủ động và tự lực của HS. BTTN tác động tích cực lên cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và tác phong của HS. BTTN tạo sự tò mò, ham hiểu biết, làm bộc lộ quan niệm sai lệch của học sinh. BTTN góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và thao tác kĩ thuật, tạo điều kiện cho HS tiếp cận phương pháp thực nghiệm trong vật lí.
- Thực tế cho thấy, việc sử dụng BTTN cho việc đổi mới PPDH chưa được phổ biến. Thực trạng kể trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và cả khách quan như: nguyên nhân từ người dạy và học, nguyên nhân từ quan điểm người viết SGK, nguyên nhân về nội dung và phương pháp dạy học, nguyên nhân về điều kiện cơ sở vật chất, nguyên nhân về đánh giá và thi cử.
Việc nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn giúp chúng tôi có điều kiện vững chắc để biên soạn hệ thống BTTN cho chương “cơ học” vật lí 8 và sử dụng một cách hợp lí nhất với mục tiêu là nâng cao hiệu quả dạy học.
39
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BTTN DẠY HỌC CHƯƠNG “CƠ HỌC” LỚP 8
Để có thể xây dựng được hệ thống BTTN và thiết kế được tiến trình dạy học cụ thể có sử dụng BTTN với mục đích phát huy tính tích cực nhận thức của người học vừa đảm bảo tính khả thi, khoa học thì trước hết cần phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Cơ học” lớp 8.