Phương pháp xây dựng BTTN

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 27)

Có thể xây dựng hệ thống BTTN bằng những cách sau:

- Lựa chọn các thí nghiệm từ các sách tham khảo, biên soạn thành BTTN. Chẳng hạn: trong sách “100 thực nghiệm khoa học lý thú” của tác giả Hà Sơn có thí nghiệm “cây nến hút nước” có nội dung như sau: Cắm một cây nến vào đĩa, sau đó rót nước vào đĩa. Úp cốc thủy tinh vào cây nến và dùng bút đánh dấu mực nước ở thành

27

cốc. Mở cốc ra, châm nến rồi từ từ úp cốc vào, quan sát hiện tượng xảy ra. Vài giây sau nến sẽ tắt, nhưng khi đó bạn sẽ phát hiện nước trong đĩa đã bị hút vào trong cốc. Thí nghiệm này có thể giải thích dựa trên kiến thức về áp suất khí quyển và HS có khả năng giải thích được sau khi học xong bài “Áp suất khí quyển”. Có thể biên tập lại với nội dung như sau: “Đặt một cây nến vào đĩa, sau đó rót nước vào đĩa. Châm nến cháy rồi từ từ úp cốc trùm lên cây nến, mô tả hiện tượng quan sát được và giải thích”.

- Lựa chọn các bài tập có nội dung liên quan đến thực hành, thực tế trong SGK biên soạn lại thành BTTN. Chẳng hạn: trong SGK vật lí 8 có bài “Hãy xác định vận tốc trung bình của em khi chạy cự li 60m trong tiết thể dục ra m/s và km/h”. Bài tập này biên soạn lại thành BTTN với nội dung gần gủi và điều kiện thực hiện dễ dàng hơn như sau: “Em hãy đề xuất phương án và tiến hành tính vận tốc của em khi đi đều từ cuối phòng học đến đầu phòng học”. Với bài tập trên, HS được thực hiện ngay tại lớp với sự hướng dẫn của GV, HS dễ dàng xác định khoảng cách nhờ đếm số viên gạch bông hoặc bằng thước dây và tính thời gian bằng đồng hồ đeo tay, bài tập nhanh chóng được hoàn thành, gây cảm giác mới lạ và thú vị đối với HS. GV cũng có thể từ bài tập vừa nói trên và dựa trên tâm lí tò mò của HS về vận tốc trung bình khi đi học từ nhà đến trường để tạo ra một bài tập mới.

- Tự nghiên cứu và xây dựng. Việc tự nghiên cứu và xây dựng BTTN chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm thực tế, sự nắm vững và hiểu sâu sắc nội dung kiến thức của giáo viên trong quá trình dạy học. Lấy ví dụ cụ thể như sau, giai thoại về trạng Lương Thế Vinh lấy quả bóng bưởi trong hố sâu là nhờ lực đẩy Ác – si – mét của nước đẩy quả bưởi làm quả bưởi nổi lên. Câu chuyện này hầu hết mọi GV đều biết thông qua sách, phim ảnh ngày trước; tuy nhiên, hiện nay rất ít HS biết đến những câu chuyện xưa như vậy. Có thể biến giai thoại về trạng Lương Thế Vinh thành một BTTN để tạo tình huống học tập ở bài “Lực đẩy Ác – si – mét”, khai thác BTTN một cách hợp lý sẽ tạo được tình huống học tập mới lạ và hết sực thú vị tạo cho HS sự tích cực học tập. Chẳng hạn chúng ta có thể đưa ra BTTN sau: Người ta hỏi trạng Lương Thế Vinh: ”Có

28

một quả bưởi rơi xuống một hố sâu nhỏ làm cách nào để lấy nó lên?. Ông đã lấy qua bưởi đó lên trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Theo em, ông đã lấy quả bưởi đó lên bằng cách nào và giải thích cơ sở khoa học của phương pháp ông đã làm?

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 27)