Mặc dầu BTTN là phương tiện tốt để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, tuy nhiên nếu việc tổ chức dạy các BTTN không thích ứng với HS, hoạch định các tình huống học tập không phù hợp… thì không thể kích thích tính tích cực chủ động của hoạt động nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện, lòng yêu thích môn học của học sinh [6].
Để dạy tiết học BTTN đạt được kết quả tốt, giáo viên cần định rõ mục tiêu của tiết học, đối tượng học nhằm lựa chọn bài tập thích hợp, nhằm xác định các bước hoạt động hướng dẫn của mình và các bước hoạt động tự lực, duy trì hứng thú của học sinh [9], [40].
Mục đích, yêu cầu chung của tiết học bài tập thí nghiệm.
Dạy BTTN phải làm cho học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết một vấn đề thực tiễn, biết thiết kế phương án thí nghiệm, rèn luyện các thao tác trí tuệ, kĩ năng thực hành, để hiểu sâu sắc hơn kiến thức lí thuyết, từng bước tạo cho học sinh trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Mặt khác quá trình giải BTTN cũng làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sai lệch của học sinh về lí thuyết, định luật, khái niệm vật lí để kịp thời tự điều chỉnh. Bởi vậy phát huy khả năng tự lực, tính tích cực hoạt động nhận thức của HS là yêu cầu quan trọng của việc giải BTTN.
Để làm tốt mục tiêu trên, giáo viên phải biết cách hoạch định kế hoạch tổ chức tiết dạy một cách chi tiết, khoa học.
Tổ chức thực hiện một tiết học bài tập thí nghiệm
Chuẩn bị nội dung dạy học:
29
vào trình độ HS, yêu cầu về kiến thức chuẩn để xây dựng, lựa chọn các bài tập thí nghiệm phù hợp.
- Xác định các vấn đề chính cần hướng dẫn, gợi mở, thường là xác lập các mối liên hệ giữa các hiện tượng vật lí, các kiến thức vật lí, kinh nghiệm cuộc sống, để phát hiện vấn đề và định hướng giải quyết vấn đề, các thao tác thí nghiệm, đo và xử lí kết quả, ứng dụng thực tiễn.
- Dự kiến hình thức và mức độ hướng dẫn, gợi mở cần thiết sao cho phát huy được năng lực độc lập, tự lực nhận thức của các đối tượng HS.
- Trên cơ sở đó, trong giáo án GV dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động. Hệ thống câu hỏi của GV tương ứng với mỗi hoạt động nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức đóng vai trò quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học; vì vậy cần chú ý: nên giảm thiểu số câu hỏi mang tính chất kiểm tra, gợi nhớ, vụn vặt. Tăng cường các câu hỏi gợi mở, định hướng, câu hỏi yêu cầu sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức đã học để kích thích tư duy của HS.
- Dạy BTTN theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS GV thường “cháy giáo án” vì thế cần xác định rõ các hoạt động trọng tâm, cân nhắc và phân bổ thời gian hợp lí.
Chuẩn bị cơ sở vật chất:
Để một tiết học BTTN có hiệu quả GV không được coi nhẹ việc chuẩn bị cơ sở vật chất. Giáo viên cần:
- Xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp với từng loại BTTN để bố trí bàn ghế cá nhân linh hoạt
- Chuẩn bị đủ các dụng cụ thí nghiệm, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt GV cần phải thực hiện thí nghiệm trước, để kiểm tra đánh giá sai số, lường trước các khó khăn, trở ngại.
30 cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Tổ chức hướng dẫn trên lớp:
Việc tổ chức dạy học trên lớp là khâu chính yếu đảm bảo một tiết học thành công hay thất bại. Tùy theo diễn biến của hoạt động học mà GV linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp. Tuy nhiên cần phải luôn luôn theo định hướng chủ đạo là GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng, chỉ đạo hoạt động học và HS là chủ thể của hoạt động nhận thức. Vì vậy trong quá trình hướng dẫn giải BTTN giáo viên cần phải:
- Tạo tình huống có vấn đề, định hướng phát hiện vấn đề cần phải giải quyết trong mỗi hoạt động để khêu gợi, tạo hứng thú cho HS khi chiếm lĩnh kiến thức [4], [36]
- Tôn trọng các phương án giải quyết, các câu trả lời của HS bất kể đúng sai để khuyến khích tính tự lực, để phát hiện và điều chỉnh các sai lệch của HS.
- Không làm thay và tự trả lời câu hỏi của mình khi HS không tự giải quyết được mà cần phải đặt lại câu hỏi đơn giản hơn.
- Theo sát các nhóm HS để kịp thời uốn nắn các sai lầm khi tiến hành thí nghiệm đặc biệt là các nhóm mà kĩ năng thao tác trí tuệ và chân tay chưa tốt, giúp nhóm ăn nhịp theo tiến trình tự chiếm lĩnh kiến thức cả lớp học
- Tóm tắt kết quả của mỗi hoạt động trên bảng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động tiếp theo trong chuỗi hoạt động khi giải BTTN.
- Hướng dẫn HS nhận xét về phương án giải, rút ra kết luận, khái quát hóa để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, đề xuất ý kiến và ứng dụng trong cuộc sống
Dạy học là một nghệ thuật, tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, đối tượng học mà việc tổ chức tiết dạy trên lớp diễn biến khác nhau. Trên đây chỉ là một số đề xuất cơ bản khi tổ chức dạy bài tập thí nghiêm trên lớp.