3.5.1 Tiêu chí đánh giá
Chúng tôi đánh giá kết quả TNSP qua các mặt sau - Tính khả thi của các BTTN và các giáo án:
+ Thời gian chuẩn bị cho các giáo án và dụng cụ cho mỗi tiết dạy: Công việc soạn giáo án khi đã quen không lớn hơn nhiều so với cách soạn thông thường.
+ Yêu cầu về thiết bị: Có thể sử dụng các trang thiết bị ở trường THCS, dễ dàng tìm kiếm bên ngoài cũng như dễ dàng tự chế tạo.
+ Thời gian hoàn thành tiết dạy: việc giải BTTN không mất quá nhiều thời gian, thời gian hoàn thành tiết dạy không khác nhiều so với dự định.
- Về thái độ học tập của của HS: Chúng tôi dựa vào quan sát giờ học và ghi chép về hoạt động của GV và HS từ đó nhận xét về:
+ Không khí học tập của lớp (số HS tập trung, nghiêm túc học tập, số HS chủ động trong hoạt động học …)
+ Số HS tham gia phát biểu ý kiến, xây dựng bài.
+ Số HS tham gia và hoàn thành BTTN ở lớp và về nhà.
- Về mức độ rèn luyện kĩ năng giải BTTN dựa vào: khả năng suy luận, vận dụng kiến thức để tìm phương án, các thao tác thí nghiệm.
88 trình dạy học thông qua điểm trung bình kiểm tra.
- Khả năng ứng dụng rộng rãi: Các GV tham gia TNSP cùng chúng tôi đều nhìn thấy tính khả thi cũng như những lợi ích của việc áp dụng đề tài, rất nhiệt tình và hỗ trợ một cách tích cực trong việc thực hiện chính xác những giáo án do chúng tôi đề xuất, đóng góp các ý kiến bổ ích cho các giáo án sau từng tiết học.
3.5.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.2.1. Phân tích định lượng
Để phân tích định lượng chúng tôi dựa trên hiệu quả của việc giảng dạy. Nghĩa là chúng tôi dựa trên điểm trung bình của các bài kiểm tra (điểm trung bình học kì I) dành cho hai hệ lớp. Vì điểm trung bình học kì là điểm lẻ nên để thuận tiện cho việc thống kê chúng tôi đã lấy điểm trong phạm vi ± 0,5 điểm (ví dụ cụ thể: số lượng điểm 7 trong thống kê là số lượng HS có điểm trung bình trong khoảng từ 6,5 điểm đến 7,4 điểm). Kết quả kiểm tra như sau:
Bảng 3.2: Bảng phân phối thực nghiệm số HS đạt điểm xi
Nhóm
Số HS đạt điểm xi
2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0 1 1 12 22 36 26 7 0
ĐC 0 2 6 14 28 27 18 6 0
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất số % HS đạt điểm xi
Nhóm
Số % HS đạt điểm xi
2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0 0.95 0.95 11.43 20.95 34.29 24.76 6.67 0
89 Bảng 3.4: Bảng lũy tích: Số % HS đạt Số HS đạt điểm ≤ xi Nhóm Số % HS đạt điểm ≤ xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0.95 1.9 13.33 34.29 68.57 93.33 100 100 ĐC 0 1.98 7.92 21.78 49.5 76.24 94.06 100 100
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân phối thực nghiệm: số HS đạt điểm xi Điểm số Số
90
Biểu đồ 3.2: Đường phân phối tần suất: số % HS đạt điểm xi
Biểu đồ 3.3: Đường lũy tích: số % HS đạt điểm ≤ xi
Điểm số Điểm số Tỉ lệ (%) Số HS
91
Điểm trung bình : Giá trị trung bình Xlà tham số đặc trưng cho sự tập trung số liệu. i i i=1 f x X = N Với: xi là các điểm số từ 1 đến 10. fi là tần số học sinh đạt điểm xi
Nlà tần số học sinh dự kiểm tra.
Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số đo, mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ độ phân tán càng ít. 2 1 i i 2 S n (x X) N S = S2 Hệ số biến thiên V: S V .100% X
Như vậy, ta tính được điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của các lớp ĐC và TN thể hiện qua bảng 3.5 như sau:
Lớp Thực nghiệm: xi fi xi.fi (xi -X ) (xi -X )2 (xi -X)2.fi 3 1 3 -3.88 15.05 15.05 4 1 4 -2.88 8.29 8.29 5 12 60 -1.88 3.53 42.36 6 22 132 -0.88 0.77 16.94 7 36 252 0.12 0.01 0.36 8 26 208 1.12 1.25 32.5 9 7 63 2.12 4.49 31.43 105 722 146
92 Lớp đối chứng: xi fi xi.fi (xi -X) (xi -X)2 (xi -X )2.fi 3 2 6 -3.49 12.18 24.36 4 6 24 -2.49 6.2 37.2 5 14 70 -1.49 2.22 31.08 6 28 168 -0.49 0.24 6.72 7 27 189 0.51 0.26 7.02 8 18 144 1.51 2.28 41.04 9 6 54 2.51 6.3 37.8 101 655 185,2
Bảng 3.5 Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm TN và ĐC
Lớp Tổng số học sinh Các tham số X S2 S V% TN 105 6,88 1,4 1,18 17,15 ĐC 101 6,49 1,83 1,35 20,8
Theo các số liệu đã tính toán ở trên và từ biểu đồ, đồ thị các đường lũy tích chúng tôi rút ra các nhận xét sau:
- Điểm trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
- Tỷ lệ HS kiểm tra đạt điểm loại trung bình và yếu của các lớp TN giảm so với lớp đối chứng. Ngược lại số HS đạt điểm loại khá giỏi của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.
- Đường lũy tích ứng các lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích ứng với các lớp ĐC.
93
Như vậy từ những nhận xét trên có thể rút ra kết luận sơ bộ rằng: kết quả học tập của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC
Tham số thống kê đã cho thấy kết quả học tập của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC nhưng sự khác nhau đó có ý nghĩa không? Việc sử dụng BTTN để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có thực sự đem lại kết quả tốt hơn không hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Để trả lời chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu.
Chúng tôi tính đại lượng kiểm định t với qui trình như sau: + Xác định t
(1)
với (2)
+ Sau khi tính được t so sánh nó với giá trị tới hạn tα tra trong bảng II, t –
Student [7,114] ứng mức ý nghĩa α = 0.05 ( độ tin cậy của phép đánh giá là 95 %) và bậc tự do f = nTN + nDC − 2
Nếu t ≥ tα thì sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa.
Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa và là không có ý nghĩa.
Dựa và các số liệu và áp dụng các công thức (1) & (2) chúng tôi tính được: S = 1,27 và t = 2,2. Giá trị tới hạn tα với mức ý nghĩa α = 0, 05 và
bậc tự do f = 105 +101 − 2 = 204 ứng bảng phân phối một chiều của bảng t – Student tra được tα = 1,96 . Như vậy : t > tα nghĩa sự khác nhau giữa và
là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,05.
3.5.2.2 . Phân tích định tính
Thông qua việc quan sát, dự giờ tiết dạy của GV, điều tra HS và GV sau khi các tiết học, chúng tôi thu được kết quả chung sau:
94
tiết dạy được tiến hành theo đúng phương án dạy học nhưng vẫn đảm bảo được thời gian giảng dạy.
- Những tiết học có sử dụng BTTN (đặc biệt những tiết mà BTTN được dùng ở nội dung mở đầu bài học) có không khí học tập tốt hơn, HS chủ động hơn so với những tiết dạy học không sử dụng BTTN.
- Đa số HS hoàn thành BTTN tại lớp nhưng số HS hoàn thành BTTN về nhà là chưa nhiều.
- Thời gian giải những bài tập thông thường của HS của những lớp TN ngắn hơn so với thời gian giải bài tập của HS của lớp ĐC.
- Khả năng thích ứng của HS lớp thực nghiệm với tiết học sử dụng BTTN tăng dần theo các tiết dạy.
- Kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành (thể hiện cụ thể nhất qua bài thực hành “Nghiệm lại độ lớn lực đẩy Ác – si – mét” – bài 11 của chương) của HS lớp TN là tốt hơn so với HS lớp TN.
- GV tham gia TNSP đều tỏ ra hợp tác, tích cực đóng góp ý kiến và cho rằng đề tài khoa học của chúng tôi đang thực nghiệm có tính hữu ích, tính khả thi cao.
3.5.2.3 Đánh giá kết quả của đề tài
Kết quả phân tích định tính và phân tích định lượng cho phép chúng tôi kết luận:
+ Giả thuyết khoa học của đề tài đã được kiểm chứng là đúng đắn.
+ Việc tổ chức dạy học sử dụng BTTN sẽ tích cực hóa họat động nhận thức của HS đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THCS.
+ HS các lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức, kỹ năng và có thái độ học tập tốt hơn HS các lớp đối chứng.
95
3.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp thực nghiệm rõ ràng và sự chuẩn bị chu đáo, thực nghiệm sư phạm đã đem lại những kết quả như mong đợi và khẳng định tính đúng đắn của giả thiết khoa học của đề tài. Bên cạnh việc việc góp phần nâng cao kết quả học tập của HS, qua quá trình TNSP còn phát hiện được những biểu hiện các sai lầm về kiến thức, sự hạn chế trong diễn đạt bằng ngôn ngữ vật lí, sự yếu kém trong thao tác thí nghiệm của HS, nhờ đó GV giảng dạy kịp thời đưa ra những giải pháp hợp lý giúp cải thiện những khuyết điểm trên.
Bên cạnh những kết quả tích cực thu được cũng còn các mặt hạn chế:
- Trong một số ít tiết dạy TN đầu tiên, GV điều tiết thời gian của tiết học chưa tốt nên đôi lúc đã gợi ý, giúp đỡ HS trên mức cần thiết.
- Trong giai đoạn đầu, HS còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất phương án, thao tác thí nghiệm và diễn đạt nên việc giải BTTN mất nhiều thời gian hơn dự định.
- Do thiết bị trong dạy học BTTN phần nhiều là thiết bị tự làm, tự tìm nên tính đồng bộ chưa cao, hình thức chưa đẹp mắt. Mặt khác, những thiết bị có sẵn tại nhà trường thường có độ tin cậy không cao, dễ hư hỏng nên việc giảng dạy bằng BTTN chưa đạt nhiều hiệu quả.
- Phương pháp giới thiệu và tạo tình huống để sử dụng BTTN còn chưa thật sự hấp dẫn dẫn đến vẫn còn không ít HS chỉ hoàn thành bài tập ở lớp mà chưa quan tâm nhiều đến việc giải quyết BTTN về nhà.
96
KẾT LUẬN
1. Nhận định về giả thuyết nghiên cứu
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thiết đã đưa ra và kết quả thực nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài “Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học “Cơ học” – vật lí 8 trung học cơ sở” luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của việc sử dụng BTTN và vai trò của nó trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của cho HS, cụ thể là:
+ BTTN có thể tạo được động cơ học tập cho HS, kích thích và phát huy tính tích cực chủ động hoạt động nhận thức của HS. BTTN gây ra sự tò mò, ham hiểu biết, làm bộc lộ quan niệm sai lệch của HS. Việc giải các BTTN góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tạo điều kiện tiếp cận phương pháp thực nghiệm, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức cho HS.
+ BTTN có khả năng thực hiện tốt các chức năng của lí luận dạy học và nhiệm vụ dạy học. Đó là hình thành tri thức kỹ năng mới, ôn luyện, củng cố và hệ thống hóa kiến thức, phát triển năng lực nhận thức cho HS, giáo dục tư tưởng và nhân cách cho HS, giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp...
- Phân tích nội dung chương “Cơ học” để hiểu rõ vị trí, đặc điểm của chương, logic phát triển các kiến thức trong chương, để định hướng việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học với nhằm đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu, xây dựng được hệ thống BTTN của chương “Cơ học” vật lí 8 đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Tùy theo nội dung, khối lượng và dạng bài tập mà GV có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy như: sử dụng đầu tiết học để đặt vấn đề cho tiết học mới, sử dụng để chuyển nội dung dạy học, sử dụng cuối tiết dạy để vận dụng kiến thức, sử dụng trong tiết rèn luyện trên lớp để ôn tập củng cố
97
kiến thức, sử dụng cho học tập theo nhóm và sử dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học.
- Xây dựng các giáo án dạy học, chỉ ra các tiến trình dạy học vật lí có sử dụng BTTN.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra. TNSP đã tiến hành tại trường THCS Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. TNSP đã thu được những kết quả tích cực, đã cho thấy những giáo án dạy học mà luận văn đã đề xuất là khả thi.
2. Kiến nghị - Đề xuất
- Kiến nghị
+ Cần chú trọng và tăng cường sử dụng BTTN trong dạy học vật lí THCS. Việc sử dụng BTTN cần được tiến hành có hệ thống ở các cấp học và lớp học.
+ Xây dựng thêm các BTTN đa dạng về hình thức và mức độ cho nhiều phần kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông.
+ Cải thiện cơ sở vật chất của trường THCS nói chung và trang thiết bị, đồ dùng dạy học nói riêng. Đặc biệt trang thiết bị không những phải đảm bảo được chất lượng, độ chính xác, đồng bộ mà còn phải có hình thức hấp dẫn tạo hứng thú cho HS khi sử dụng.
- Đề xuất
+ Tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về BTTN nói riêng và về đổi mới PPDH nói chung. Khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong việc thiết kế các phương án dạy học theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học.
+ Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Trong đề thi và kiểm tra cần phải có BTTN với thang điểm phù hợp. Điều này góp phần đáng kể vào việc nâng cao tần suất sử dụng BTTN.
+ Tổ chức định kì các cuộc thi và cung cấp kinh phí phù hợp cho GV và cả HS với mục đích cải thiện, sáng tạo đồ dùng thí nghiệm.
98
+ Tăng cường xuất bản các loại sách chuyên viết về các BTTN hoặc có nội dung liên quan đến những thí nghiệm ở phổ thông.
+ Thư viện các trường THCS thường xuyên cập nhật các đầu sách có nội dung liên quan đến thí nghiệm.
3. Phương hướng phát triển của đề tài
- Khắc phục những hạn chế của các giáo án và các BTTN đã được soạn thông qua sự góp ý của đồng nghiệp và của các GV trong hội đồng bảo vệ luận văn.
- Phát triển việc soạn thảo hệ thống BTTN và sử dụng BTTN để thiết kế các phương án dạy học mới nhằm bồi dưỡng tư duy cho HS và tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ở các nội dung khác trong chương trình vật lí trung học cơ sở.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD&ĐT – Vụ giáo viên
2. Tô Văn Bình (2003), “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ bài tập vật lý”, Tạp chí Giáo dục (50).
3. Nguyễn Thượng Chung (2002), Bài tập thí nghiệm vật lý trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
4. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học Giáo dục, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh