Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 37)

Việc điều tra, tìm hiểu ở một số trường học trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và phân tích thực trạng trên của ngành giáo dục nước ta chúng tôi thấy các nguyên nhân sau:

- Về người dạy: Một số ít GV còn thụ động trong việc dạy học, xem SGK làm pháp lệnh trong dạy học nên chỉ sử dụng BTTN có sẵn trong SGK, thậm chí là bỏ qua những BTTN đó khi gặp đôi chút trở ngại trong qua trình dạy học. Những GV có tinh thần đổi mới PPDH lại chưa biết rằng việc sử dụng BTTN cũng là một phương pháp làm tích cực hóa hoạt động học tập của HS nên không đầu tư thời gian để tự biên soạn và sử dụng những BTTN khác ngoài SGK. Số ít GV chú ý đến tác dụng của BTTN thì lại rất ngại biên soạn BTTN vì đây là việc không đơn giản và đòi hỏi GV phải có năng lực, trình độ nhất định. GV thường nghĩ việc sử dụng BTTN vào dạy học sẽ tốn nhiều công sức và tiền của vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, hơn nữa khi sử dụng BTTN sẽ chiếm nhiều thời gian trong trong một tiết dạy nên rất dễ “cháy giáo án”. Việc ít sử dụng BTTN của GV còn có nguyên nhân là do năng lực thực hành của HS còn nhiều hạn chế, không đồng đều, động cơ học tập của HS còn xem nhẹ thí nghiệm.

- Chương trình và sách giáo khoa chưa chú trọng nhiều đến vai trò và tác dụng của thí nghiệm nói chung và BTTN nói riêng nên số lượng BTTN trong SGK và sách tham khảo còn ít, làm việc sử dụng BTTN của GV còn gặp nhiều hạn chế.

37

- Về nội dung và phương pháp giảng dạy: Sách giáo khoa hiện hành không có nội dung rèn luyện kĩ năng thực hành. Các thí nghiệm trong sách đều là các “thí nghiệm chìa khóa” nhưng được trình bày như một công cụ để “minh họa” cho kiến thức có sẵn hơn là công cụ để “tìm kiếm” hoặc khẳng định kiến thức chưa có theo tinh thần của phương pháp thực nghiệm [30]. Một số thí nghiệm trong SGK rất khó thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất sẵn có tại nhà trường nên gây ảnh hưởng không nhỏ cho GV khi sử dụng phương pháp dạy học của bộ môn vật lí.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị trường học: mặc dù đã được cung cấp đồ dùng dạy học theo định kì nhưng cơ sở vật chất mà nhà trường có sẵn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Các trang thiết bị trang bị phần nhiều không đồng bộ (nhiều công ty khác nhau sản xuất thiết bị và phân phối, các thiết bị cùng loại có chất lượng và đặc điểm khác nhau), thiếu độ chính xác cần thiết, khó thao tác, hình thức không đẹp mắt, dễ hư hỏng thậm chí một vài thiết bị còn không phù hợp với nội dung các thí nghiệm trong SGK. Những khuyết điểm kể trên của trang thiết bị dạy học khiến GV và HS có tâm lí chán nãn dẫn đến không ít lần làm thí nghiệm “cho có làm” rồi nhận xét, rút ra kết luận từ chính nội dung có sẵn SGK chứ không phải từ thí nghiệm.

- Về cách đánh giá và thi cử: Cho đến nay chỉ một số ít cuộc thi HSG “thí nghiệm thực hành” ở cấp huyện với chỉ vài HS cấp THCS được tham gia thì trong nội dung các kì thi học kì vẫn chưa có các thí nghiệm và BTTN. Vì vậy, với tư tưởng “thi gì, dạy và học nấy” khiến cả GV và HS đều xem nhẹ các nội dung dạy học có liên quan đến thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)