KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 96)

Với việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp thực nghiệm rõ ràng và sự chuẩn bị chu đáo, thực nghiệm sư phạm đã đem lại những kết quả như mong đợi và khẳng định tính đúng đắn của giả thiết khoa học của đề tài. Bên cạnh việc việc góp phần nâng cao kết quả học tập của HS, qua quá trình TNSP còn phát hiện được những biểu hiện các sai lầm về kiến thức, sự hạn chế trong diễn đạt bằng ngôn ngữ vật lí, sự yếu kém trong thao tác thí nghiệm của HS, nhờ đó GV giảng dạy kịp thời đưa ra những giải pháp hợp lý giúp cải thiện những khuyết điểm trên.

Bên cạnh những kết quả tích cực thu được cũng còn các mặt hạn chế:

- Trong một số ít tiết dạy TN đầu tiên, GV điều tiết thời gian của tiết học chưa tốt nên đôi lúc đã gợi ý, giúp đỡ HS trên mức cần thiết.

- Trong giai đoạn đầu, HS còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất phương án, thao tác thí nghiệm và diễn đạt nên việc giải BTTN mất nhiều thời gian hơn dự định.

- Do thiết bị trong dạy học BTTN phần nhiều là thiết bị tự làm, tự tìm nên tính đồng bộ chưa cao, hình thức chưa đẹp mắt. Mặt khác, những thiết bị có sẵn tại nhà trường thường có độ tin cậy không cao, dễ hư hỏng nên việc giảng dạy bằng BTTN chưa đạt nhiều hiệu quả.

- Phương pháp giới thiệu và tạo tình huống để sử dụng BTTN còn chưa thật sự hấp dẫn dẫn đến vẫn còn không ít HS chỉ hoàn thành bài tập ở lớp mà chưa quan tâm nhiều đến việc giải quyết BTTN về nhà.

96

KẾT LUẬN

1. Nhận định về giả thuyết nghiên cứu

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thiết đã đưa ra và kết quả thực nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài “Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học “Cơ học” – vật lí 8 trung học cơ sở” luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của việc sử dụng BTTN và vai trò của nó trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của cho HS, cụ thể là:

+ BTTN có thể tạo được động cơ học tập cho HS, kích thích và phát huy tính tích cực chủ động hoạt động nhận thức của HS. BTTN gây ra sự tò mò, ham hiểu biết, làm bộc lộ quan niệm sai lệch của HS. Việc giải các BTTN góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tạo điều kiện tiếp cận phương pháp thực nghiệm, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức cho HS.

+ BTTN có khả năng thực hiện tốt các chức năng của lí luận dạy học và nhiệm vụ dạy học. Đó là hình thành tri thức kỹ năng mới, ôn luyện, củng cố và hệ thống hóa kiến thức, phát triển năng lực nhận thức cho HS, giáo dục tư tưởng và nhân cách cho HS, giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp...

- Phân tích nội dung chương “Cơ học” để hiểu rõ vị trí, đặc điểm của chương, logic phát triển các kiến thức trong chương, để định hướng việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học với nhằm đạt hiệu quả cao.

- Nghiên cứu, xây dựng được hệ thống BTTN của chương “Cơ học” vật lí 8 đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Tùy theo nội dung, khối lượng và dạng bài tập mà GV có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy như: sử dụng đầu tiết học để đặt vấn đề cho tiết học mới, sử dụng để chuyển nội dung dạy học, sử dụng cuối tiết dạy để vận dụng kiến thức, sử dụng trong tiết rèn luyện trên lớp để ôn tập củng cố

97

kiến thức, sử dụng cho học tập theo nhóm và sử dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học.

- Xây dựng các giáo án dạy học, chỉ ra các tiến trình dạy học vật lí có sử dụng BTTN.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra. TNSP đã tiến hành tại trường THCS Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. TNSP đã thu được những kết quả tích cực, đã cho thấy những giáo án dạy học mà luận văn đã đề xuất là khả thi.

2. Kiến nghị - Đề xuất

- Kiến nghị

+ Cần chú trọng và tăng cường sử dụng BTTN trong dạy học vật lí THCS. Việc sử dụng BTTN cần được tiến hành có hệ thống ở các cấp học và lớp học.

+ Xây dựng thêm các BTTN đa dạng về hình thức và mức độ cho nhiều phần kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông.

+ Cải thiện cơ sở vật chất của trường THCS nói chung và trang thiết bị, đồ dùng dạy học nói riêng. Đặc biệt trang thiết bị không những phải đảm bảo được chất lượng, độ chính xác, đồng bộ mà còn phải có hình thức hấp dẫn tạo hứng thú cho HS khi sử dụng.

- Đề xuất

+ Tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về BTTN nói riêng và về đổi mới PPDH nói chung. Khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong việc thiết kế các phương án dạy học theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Trong đề thi và kiểm tra cần phải có BTTN với thang điểm phù hợp. Điều này góp phần đáng kể vào việc nâng cao tần suất sử dụng BTTN.

+ Tổ chức định kì các cuộc thi và cung cấp kinh phí phù hợp cho GV và cả HS với mục đích cải thiện, sáng tạo đồ dùng thí nghiệm.

98

+ Tăng cường xuất bản các loại sách chuyên viết về các BTTN hoặc có nội dung liên quan đến những thí nghiệm ở phổ thông.

+ Thư viện các trường THCS thường xuyên cập nhật các đầu sách có nội dung liên quan đến thí nghiệm.

3. Phương hướng phát triển của đề tài

- Khắc phục những hạn chế của các giáo án và các BTTN đã được soạn thông qua sự góp ý của đồng nghiệp và của các GV trong hội đồng bảo vệ luận văn.

- Phát triển việc soạn thảo hệ thống BTTN và sử dụng BTTN để thiết kế các phương án dạy học mới nhằm bồi dưỡng tư duy cho HS và tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ở các nội dung khác trong chương trình vật lí trung học cơ sở.

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD&ĐT – Vụ giáo viên

2. Tô Văn Bình (2003), “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ bài tập vật lý”, Tạp chí Giáo dục (50).

3. Nguyễn Thượng Chung (2002), Bài tập thí nghiệm vật lý trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

4. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học Giáo dục, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

6. M.A. Đanilôp, M. N.Xcatkin (1980), Lí luận dạy học hiện đại của trường phổ thông. Một số vấn đề của lí luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục

7. Lê Văn Giáo (2004), “Thí nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí của học sinh”, Tạp chí giáo dục (76)

8. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục. 9. Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, NXB Giáo dục.

10. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo Dục (32) (21), tr 26-28

11. Nguyễn Phụng Hoàng (1997), Thống kê xác suất trong nghiên cứu giáo dục và khoa học xã hội, NXB Giáo dục.

12. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội

13. Nguyễn Ngọc Hưng (1994), “Một số định hướng về phương pháp sử dụng thiết bị dạy học vật lí”, Tạp chí NCGD.

100 phương án tiến hành”, Tạp chí Giáo dục (27).

15. Phạm Thị Xuân Hương (2010), Xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm dạy học chương “Cơ học” lớp 8 nhằm phát huy tính tích cực nhận thức và bồi dưỡng tư duy vật lí cho học sinh, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh.

16. I.F. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào,tập 1, 2, NXB Giáo dục.

17. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.

18. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1, NXB Giáo dục 19. J. Piaget (1998), Tâm lý học và giáo dục, NXB Giáo dục

20. A. V. Petrovski (1982), Tâm lý học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, NXB Giáo dục.

21. Phạm Thị Phú (1998), Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Cơ học lớp 10 THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

22. Phạm Thị Phú (2003), Logic trong dạy học vật lí. Bài giảng chuyên đề cao học, Đại học Vinh

23. Phạm Thị Phú (2005), Chiến lược dạy học vật lí ở trường phổ thông. Bài giảng chuyên đề cao học, Đại học Vinh.

24. Vũ Quang (tổng chủ biên), Bùi Gia Tịnh (chủ biên), Dương Tiến Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến, Sách giáo viên Vật lí 8, NXB Giáo dục.

25. Vũ Quang (tổng chủ biên), Bùi Gia Tịnh (chủ biên), Dương Tiến Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến, Vật lí 8, NXB Giáo dục.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia.

27. Hà Sơn (2009), 100 thực nghiệm khoa học lí thú, NXB Hà Nội

28. Lê Thị Thanh Thảo (2004), “Tình huống có vấn đề trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục (79), tr 28 – 29.

101

29. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),

PPDH vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà nội

30. Bùi Gia Thịnh (2000), “Vấn đề bức xúc trong giảng dạy vật lí ở trường phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục (số 1/2000), tr 14 –16.

31. Nguyễn Đình Thước (2008), Phát triển tư duy của học sinh trọng dạy học vật lí. Bài giảng chuyên đề cao học, Đại học Vinh

32. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập vật lí, NXB Giáo dục

33. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học, NXB Giáo dục

34. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXB Giáo dục

35. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục.

36. Thái Duy Tuyên (2006), Phương pháp dạy học: Truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

37. Bùi Gia Thịnh, Dương Tiến Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến, Bài tập vật lí 8, NXB Giáo dục.

38. Nguyễn Thị Hồng Việt (2002), “Thí nghiệm đơn giản rẻ tiền trong dạy học vật lí”,

Tạp chí giáo dục

39. Trần Đức Vượng (2003), “Phương hướng trang thiết bị dạy học vật lí ở trường phổ thông Việt Nam giai đoạn 2001 -2010”, Hội thảo “ Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên vật lí”, tr 22- 31, Đại học Vinh.

40. Trịnh Thị Hải Yến, Nguyễn Phương Hồng (2003), “Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục (54), tr 22.

41. N.M Zvereva (1985), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học vật lí, NXB Giáo dục.

102

PHỤ LỤC 1

CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

NỘI DUNG ĐIỀU TRA.

1-Thầy (cô) có thường xuyên áp dụng các biện pháp khác nhau để đổi mới phương pháp dạy học không?

a) Không áp dụng b) Rất hiếm khi áp dụng c) Thường xuyên áp dụng 2-Trước đây, thầy (cô) có biết rằng việc sử dụng bài tập thí nghiệm vào dạy học cũng là một một hình thức đổi mới phương pháp dạy học hay không?

a) Không biết b) Biết nhưng không rõ

c) Biết rõ nhưng chưa áp dụng d) Biết rõ và đã áp dụng vào dạy học 3-Mức độ sử dụng BTTN của quý thầy (cô) trong quá trình dạy học.

a) Không sử dụng

b) Sử dụng các bài tập có trong SGK nhưng thường giao thành bài tập về nhà c) Sử dụng đủ số lượng trong SGK ngay tại lớp

d) Sử dụng nhiều hơn số lượng bài tập có sẵn trong SGK 4-Thầy (cô) hiểu rõ tác dụng của loại bài tập nào nhất?

a) Bài tập định tính b) Bài tập định lượng c) Bài tập đồ thị d) Bài tập thí nghiệm

5-Thầy (cô) có thường biên soạn các bài tập mới để sử dụng trong dạy học không? a) Không bao giờ b) Thỉnh thoảng c) Thường xuyên 6-Thầy (cô) vui lòng cho biết:

* Các biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học thường sử dụng: ……… ………. * Nguyên nhân không hoặc ít sử dụng bài tập thí nghiệm (nếu có): ……… ………..

103

PHỤ LỤC 2

CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

A. DÀNH CHO GIÁO VIÊN

NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1-Thầy (cô) có nhận xét gì về thái độ của học sinh trong tiết học có sử dụng bài tập thí nghiệm so với các tiết học bình thường?

a) Tốt hơn b) Bình thường c) Kém hơn.

2-Sau thời gian giảng dạy, thầy (cô) nhận thấy HS của lớp sử dụng bài tập thí nghiệm có tiến bộ ở những mặt nào ? (Đánh số 1,2,3,4 theo thứ tự ưu tiên)

Kĩ năng vận dụng kiến thức Tư duy sáng tạo

Khả năng trình bày bài giải bằng ngôn ngữ vật lí Kĩ năng thực hành thí nghiệm

3-Theo thầy (cô) hệ thống bài tập thí nghiệm đã sử dụng thật sự khả thi hay không? (Dựa trên mức độ hoàn thành bài tập của HS và mức độ hoàn thành các mục tiêu của bài học sau tiết dạy)

a) Thật sự khả thi b) Tính khả thi chưa cao c) Không khả thi

4-Kết quả học tập của lớp có sử dụng bài tập thí nghiệm so với các lớp khác mà thầy, cô phụ trách như thế nào?

a) Tốt hơn b) Bình thường c) Kém hơn.

5-Thầy ( cô) vui lòng cho biết những khó khăn thuận lợi, khi sử dụng bài tập thí nghiệm trong quá trình dạy học:

104

a) Khó khăn: ………. ………. b) Thuận lợi: ………. ………

6- Theo thầy (cô), để đề tài có thể áp dụng rộng rãi cần điều chỉnh những nội dung gì: ……… ……… ……….

105

PHỤ LỤC

CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

B. DÀNH CHO HS

NỘI DUNG ĐIỀU TRA.

1-Học các tiết học vật lí có bài tập thí nghiệm các em cảm thấy thế nào so với học các tiết học bình thường ?

a) Thích học hơn b) Bình thường c) Không thích. 2-Em thích thầy (cô) ra bài tập thí nghiệm trong giai đoạn nào của tiết học?

a) Mở bài b) Vận dụng c) Giao bài tập về nhà 3-So với các loại bài tập khác việc giải các bài tập thí nghiệm giúp em hiểu bài vận dụng kiến thức như thế nào?

a) Tốt hơn b) Như nhau c) Kém hơn.

4-Việc giải các bài tập thí nghiệm ở những bài học trước giúp ích cho em khi thực hành ở bài “Nghiệm lại độ lớn lực đẩy Ác – si – mét” như thế nào ?

a) Không giúp ích gì b) Có giúp ích rất ít c) Giúp ích rất nhiều 5-Các em có thường làm các bài tập thí nghiệm mà thầy (cô) giao về nhà.

a) Thường xuyên b) Thỉnh thoảng c) Không làm

6-Các em vui lòng cho biết gặp những khó khăn, thuận lợi gì khi giải bài tập thí nghiệm?

a) Khó khăn:………

………

b)Thuận lợi: ………

106

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ GIÁO ÁN THAM KHẢO

BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG (tiết 1) I/ Ý tưởng sư phạm

- Sử dụng bài tập thí nghiệm thứ nhất để chứng minh sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ cao từ điểm đó đến mặt thoáng của chất lỏng.

- Sử dụng bài tập thí nghiệm thứ hai nhằm bồi dưỡng khả năng vận dụng kiến thức

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học cơ học vật lí 8 trung học cơ sở (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)