Quy trình thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 53)

VIII. Cấu trúc của Luận văn

2.2.4 Quy trình thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học

2.2.4.1 Thiết kế, sử dụng BĐTD trong dạy – học kiến thức mới ([8])

Sử dụng BĐTD vào đầu các tiết học khi dạy – học kiến thức mới mà có liên quan với một số kiến thức đã học trước đó hoặc có một mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung kiến thức đã học.

HS tự chọn hoặc GV chọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho HS thiết lập BĐTD với từ khóa đó. HS vẽ tiếp các nhánh, đó là kiến thức đã biết, kiến thức liên quan với chủ đề trên mà HS đã biết qua sách vở hoặc trong thực tế, đề xuất ý tưởng mới…Có thể sử dụng cho các em hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập trước khi thảo luận nhóm.

Sử dụng BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết hay đã gặp trong cuộc sống…. để phát triển ý tưởng, kết hợp với việc thảo luận nhóm cùng với sự gợi ý, dẫn dắt của GV dễ dàng dẫn đến kiến thức mới.

Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan.

Hình 2.6 Thiết kế BĐTD trong dạy học kiến thức mới

2.2.4.2 Thiết kế, sử dụng BĐTD giúp ôn tập, củng cố kiến thức một bài học, một chủ đề

- Lập BĐTD vào cuối các tiết học sau khi học xong một bài học hay một chủ đề để tiểu kết lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp củng cố phần kiến thức đó.

- Cuối tiết học, HS có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng phấn màu vẽ lên bảng trên lớp, tự tóm lược toàn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học hoặc chủ đề vừa học dưới dạng BĐTD rồi thuyết trình lại cho một nhóm hay cả lớp nghe cùng đóng góp bổ sung ý kiến. Sau khi HS trình bày, thuyết minh trước lớp, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung, giáo viên kết luận, cuối cùng giáo viên có thể giới thiệu BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.

- Các BĐTD thiết kế trên lớp học vào cuối giờ học, thời gian ít nên không cần quá chi tiết về nội dung và cầu kì về hình thức, bố cục, chỉ cần nêu được dàn ý, trọng tâm của bài học bằng các công thức, dạng tổng quát hay hình vẽ.

2.2.4.3 Thiết kế, sử dụng BĐTD giúp ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một chương, học kì ([19])

- Có thể gợi ý cho học sinh lập BĐTD vào các tiết ôn tập một chương, một học kỳ... việc lập BĐTD lúc này do chính các em lập thì mới khắc sâu vào trí não và ghi nhớ nhanh, ghi nhớ sâu.

- Các em có thể sử dụng các BĐTD đã lập khi học hết mỗi chủ đề, mỗi chương để các em bổ sung thêm, bớt nhánh, hoàn thiện kiến thức hoặc cũng có thể lập BĐTD khác theo cách hiểu của riêng mình để nêu được tổng thể kiến thức theo những chủ đề.

- Nếu học sinh đã được chuẩn bị ở nhà thì tiết ôn tập chương có thể cho một em báo cáo, thuyết trình BĐTD của mình để cả lớp thảo luận, góp ý. - Nếu học sinh làm ngay tại lớp thì giáo viên đưa ra tên của chương hoặc tên của chủ đề chính hoặc hình ảnh trung tâm, gợi ý cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi như: em hãy nêu những kiến thức trọng tâm của chương hoặc em hãy nêu mạch kiến thức của chương, để học sinh tự làm hoặc làm theo nhóm bằng cách vẽ các nhánh chính là các nội dung chính, nội dung trọng tâm của chương.

2.2.4.4 Thiết kế, sử dụng BĐTD giúp HS khá giỏi phát huy năng lực sáng tạo ([19])

BĐTD có ưu điểm là phát triển ý tưởng nên nó là phương tiện giúp HS khá giỏi phát huy năng lực sáng tạo của mình. Do đặc điểm của BĐTD là nhìn được tổng thể mà lại chi tiết, có thể vẽ thêm nhánh để bổ sung ý tưởng một cách nhanh nhất, vì vậy sau mỗi bài học, mỗi chủ đề, mỗi chương, GV có thể gợi ý giúp các em tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán, một công thức tổng quát, hay khái quát hóa một bài toán tổng quát từ bài toán riêng lẻ, khái quát từ cái tổng quát đến tổng quát hơn….

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)