VIII. Cấu trúc của Luận văn
1.3.4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng BĐTD trong dạy học [28, tr157]
Ngoài việc giúp HS của mình làm quen với lí thuyết và thực hành về BĐTD GV có thể sử dụng BĐTD theo nhiều cách để làm cho việc dạy học dễ dàng và lý thú hơn.
Soạn ghi chú cho bài giảng: Dùng BĐTD làm ghi chú cho bài giảng là một trong những cách hữu hiệu. So với cách viết ra thì soạn bài giảng bằng BĐTD nhanh hơn nhiều và có ưu điểm lớn là cả GV lẫn HS lúc nào cũng có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Một bài giảng theo BĐTD dễ dàng cập nhật theo thời gian và các chi tiết trong bài giảng không bị xáo trộn. Nhờ có những đặc tính hỗ trợ trí nhớ, BĐTD cho phép người GV chỉ cần xem lướt qua trước khi lên lớp là có thể nắm bắt trọng tâm. Vì kiến thức của GV mỗi ngày càng phong phú hơn nên cùng một BĐTD sẽ hình thành nhiều bài giảng khác nhau. Điều đó giúp GV tránh được sự tẻ nhạt của các ghi chú quá cũ mà không tốn nhiều công sức. Nhờ thế, việc dạy học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với cả GV và HS.
Hoạch định cho năm học: GV dùng BĐTD để có cái nhìn tổng quát về chương trình học của cả năm, bao gồm các học kỳ và kiến thức của mỗi bài học.
Trong giờ chủ nhiệm lớp: GV và HS có thể cùng thực hiện một BĐTD về các công việc phải làm vào đầu tuần sau như trực nhật, ôn bài,
lao động,....
Bài học và cách trình bày: GV có thể sử dụng bảng lớn, bảng giấy, máy tính ... để vẽ các phần tương ứng của BĐTD trong khi đang giảng bài. Cách biểu thị qui trình tư duy như thế sẽ làm rõ cấu trúc bài học, đồng thời duy trì được sự chú ý của HS, giúp các em nhớ và hiểu bài dễ dàng hơn. Cũng có thể cho HS tự hoàn thành các BĐTD dạng khung hoặc chỉ để các em tô màu.
Kiểm tra đánh giá: Với mục tiêu của kiểm tra đánh giá là kiểm tra kiến thức và mức độ hiểu bài chứ không phải khả năng viết của HS thì việc sử dụng BĐTD là một giải pháp hữu hiệu. Nó giúp GV thấy ngay HS có bao quát được chủ đề hay không, cũng như các mặt mạnh, mặt yếu của mỗi HS. Ngoài ra BĐTD còn cho thấy những chuỗi liên kết ý tưởng của HS. Do vậy việc sử dụng BĐTD giúp GV đánh giá được khách quan về mức độ hiểu biết của HS mà không làm ảnh hưởng bởi cảm nhận về những kĩ năng trong các lĩnh vực khác như ngữ pháp. Đồng thời việc sử dụng BĐTD còn giúp HS có thể tự đánh giá bản thân.
Tóm lại việc sử dụng BĐTD trong giáo dục có thể mang lại những lợi ích sau:
- BĐTD gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp người học tiếp thu nhiều hơn và tích cực hơn trong giờ học.
- BĐTD làm cho bài học cũng như cách trình bày ngẫu hứng, sáng tạo và lí thú hơn đối với cả GV và HS.
- Với BĐTD, việc ghi chú bài giảng của GV trở nên linh hoạt, tùy biến, GV dễ dàng bổ sung, làm mới bài giảng một cách nhanh chóng để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
- BĐTD biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thức rõ ràng và dễ nhớ nên người học có khuynh hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ kiểm tra.
- BĐTD không những hiển thị các sự kiện mà con cho thấy mối liên kết giữa các sự kiện ấy, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về chủ đề.
Trong dạy học, BĐTD có thể phát huy tối đa khả năng tư duy cho HS, đặc biệt là tư duy hệ thống, giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, học tập hợp tác, dễ dàng nắm bắt nội dung kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực.
Hiện nay có khá nhiều phần mềm để vẽ BĐTD trên máy tính như: FreeMind, Visual Mind, Axon Idea Processor, ConceptDraw MINDMAP, Mindjet MINDMANAGER, iMIND MAP ....Mỗi phần mềm đề có thế mạnh và ưu điểm riêng. Sau đây chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn tạo BĐTD bằng phần mềm iMIND MAP 7.