VIII. Cấu trúc của Luận văn
1.3.3 Tổng quan nghiên cứu và triển khai PPDH BĐTD ở Việt Nam
Theo tác giả Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thủy thì bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Đặc biệt, khi áp dụng PPDH, theo hai tác giả, nên khuyến khích HS vẽ tay sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn, thực chất học 3 lần cho mỗi chủ đề kiến thức. Sau khi cho HS làm quen với BĐTD, biết cách đọc hiểu BĐTD để nhìn vào đó là có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề theo mạch logic của kiến thức. Dẫn vào chủ đề bài học cụ thể, GV đưa HS đến những kiến thức liên quan đến chủ đề như định nghĩa, tính chất, sau đó đưa ra “bản đồ” theo trình tự tư duy, và hướng cho HS tư duy logic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD.
Như vậy, phương tiện và cách thức để lập BĐTD đều rất đơn giản, có thể thực hiện trong bất cứ điều kiện cơ sở vật chất nào. Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. Các em sẽ rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình. Với các trường có cơ sở hạ tầng CNTT tốt, có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap7 cho các em sử dụng.