Phần mềm iMindMa p7

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 29)

VIII. Cấu trúc của Luận văn

1.3.5 Phần mềm iMindMa p7

1.3.5.1 Giới thiệu

- Đây là phần mềm được liên tục cập nhật và phát triển phiên bản mới nhất với nhiều tính năng độc đáo. Phiên bản phát hành mới nhất là iMIND MAP7. Phần mềm tương thích với hệ điều hành Windows XP/ Vista / 7. Và đặc biệt có cả các phiên bản cho Mac OS, web, điện thoại di động

- Giao diện đẹp, thân thiện và dễ dàng sử dụng.

- Hổ trợ xem ở chế độ 3D, xuất ra các định dạng thông dụng như : PDF, image, Presentation, Web....

1.3.5.2 Cài đặt

- Truy cập vào website http://www.thinkbuzan.com để chọn phiên bản iMindMap.

- Có thể tải bản miễn phí về dùng thử với những tính năng cơ bản nhất để tạo ra một BĐTD dùng cho nhà trường rất tiện lợi.

1.3.5.3 Hướng dẫn sử dụng phần mềm a) Khởi động phần mềm

Sau khi cài đặt nhấn đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindMap

trên màn hình desktop hoặc vào menu Start -> All Programs -> iMindMap 7 -> iMindMap 7. Cửa số chương trình làm việc đầu tiên xuất hiện như hình sau:

Hình 1.2 Cửa sổ đầu tiên của phần mềm iMindmap 7.

Nếu máy tính đang kết nối mạng Internet thì ta có thể nhấn chuột vào thẻ Getting Statred Videos để vào các trang web xem các Video về hướng dẫn sử dụng phần mềm.

b) Tạo bản đồ tư duy cơ bản đầu tiên

Bước 1: Tạo file mới và chọn biểu tượng cho “Ý tưởng trung tâm” (Central Idea):

Hình 1.3 Tạo mới cho một bản đồ tư duy iMindmap 7.

Nhấn chọn Menu File -> New để tạo BĐTD mới và Chọn biểu tượng cho ý tưởng trung tâm

Bước 2: Chỉnh sửa Central Idea:

Thay đổi tiêu đề:

Hình 1.5 Thay đổi tiêu đề. Hình 1.6 Tiêu đề mới.

Nhấn đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề mới, ví dụ là “ý tưởng trung tâm” vào rồi gõ enter.

Định dạng cho tiêu đề:

Nhấn chuột vào Central Idea để chọn, sau đó lần lượt nhấn chuột chọn Font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc cho chữ như hình minh họa bên dưới.

Hình 1.9 Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng.

Font chữ Cỡ chữ Tăng cỡ chữ

Giảm cỡ chữ

Chữ đậm

Chữ nghiêng

Hình 1.7 Tiêu đề sau khi đã định dạng.

Di chuyển:

Click chuột vào Central Idea để chọn (khi Central Idea đang được chọn sẽ có hình chữ nhật màu xanh bao xung quanh), xuất hện mũi tên đen 4 chiều, giữ chuột trái, di chuột đến vị trí cần đặt.

Hình 1.8 Di chuyển Central Idea.

Thay đổi kích thước:

Để thay đổi kích thước chủ đề trung tâm ta nhấn chọn chủ để. Dùng chuột kéo một trong 8 hình chữ nhật xanh nhỏ xung quanh Central Idea

Hình 1.9 Thay đổi kích thước Central Idea.

Bước 3: Thêm nhánh (branch) vào bản đồ:

Thêm nhánh mới:

Chương trình cung cho phép chúng ta tạo ra hai loại nhánh đó là nhánh trơn và nhánh có hộp văn bản. Đối với nhánh trơn, khi nhập văn bản vào văn bản sẽ nằm chạy dọc theo độ dài của nhánh. Đối với nhánh có hộp, khi nhập văn bản, văn bản sẽ nằm trong hộp. Tùy mục đích và ý đồ sử dụng GV có thể chọn nhánh cho phù hợp nhưng phải đảm bảo sự đồng nhất.

Hình 1.10 Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch). Để tạo nhánh, trước hết ta chọn loại nhánh muốn tạo, sau đó chọn Chủ đề trung tâm, chọn nút đỏ ở tâm, giữ chuột trái kéo ra hướng muốn tạo nhánh, một nhánh mới sẽ được tạo ra.

Ban đầu nhánh chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, ta nhấn chọn vào nhánh đơn hay nhánh có hộp văn bản và gõ văn bản sau đó enter.

Sau khi thêm tiêu đề, ta có thể định dạng tiêu đề theo ý muốn. Cách làm tương tự như đối với Central Idea

Thay đổi hình dạnh nhánh:

Để thay đổi hình dạng của nhánh ta nhấn chuột để chọn nhánh. Khi đó, trên nhánh sẽ xuất hiện 4 hình tròn nhỏ màu xanh. Ta sẽ dùng chuột kéo các hình tròn này.

Hình 1.11 Thay đổi hình dạng nhánh

Thay đổi màu của nhánh và vị trí tiêu đề:

Sau khi chọn nhánh, ta sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để thay đổi màu của nhánh hoặc vị trí tiêu đề.

Hình 1.12 Thay đổi màu nhánh và vị trí tiêu đề.

Xóa nhánh: chỉ cần nhấn chuột chọn nhánh rồi gõ phím Delete.

Thêm phần ghi chú (Note) nội dung cho nhánh:

Kéo để thay đổi hình dạng của nhánh

Kéo để thay đổi điểm đích của nhánh

Nhấn chọn nhánh rồi nhấn vào nút Note trên thanh công cụ Branch. Bên phải màn hình sẽ xuất hiện vùng soạn thảo để ta soạn nội dung cho nhánh. Cách soạn thảo trong vùng này tương tự như trong Word.

Một nhánh có chứa nội dung sẽ có biểu tượng nội dung trên nhánh đó. Ta click chuột vào biểu tượng này thì vùng nội dung sẽ xuất hiện bên phải màn hình.

Hình 1.13 Thêm phần chú thích cho nhánh

Thay đổi độ dài của nhánh:

Để thay đổi độ ngắn dài của nhánh ta nhấn chuột vào nhánh, chọn nút tròn xanh di chuột trái để dịch chuyển nút đó sang vị trí khác sau đó nhấn chuột vào nút tròn đỏ, xuất hiện mũi tên đen 4 chiều, kéo nhánh dài ra hoặc co ngắn lại.

Tạo đường bao để làm nổi bật nhánh:

Ta có thể tạo một đường bao xung quanh nhánh để làm nổi bật nhánh đó. Để tạo đường

bao, ta chọn nhánh rồi click vào nút Boundary trên thanh công cụ Branch

(hoặc nhấn chuột phải vào nhánh, chọn Insert Boundary)

Lưu ý: khi tạo đường bao cho 1 nhánh thì tất cả các nhánh con của nhánh đó cũng có đường bao tương tự như vậy.

Hình 1.14 Tạo đường bao để làm nổi bậc nhánh.

Tạo nhánh con cho 1 nhánh:

Để tạo nhánh con cho 1 nhánh, ta làm tương tự như khi tạo nhánh cho Contral Idea. Nhưng ta thực hiện trên vòng tròn đỏ ở đầu nhánh.

Bước 4: Lưu lại BĐTD trên máy tính.

Nhấn nút lệnh Save trên thanh công cụ (hoặc chọn menu file -> Save) để lưu lại BĐTD trên máy tính.

c) Giới thiệu một số chức năng thường dùng khi tạo BĐTD:

Trình diễn và hiển thị BĐTD với các chế độ khác nhau:

Chế độ 3D: Để chọn chế độ này ta nhấn chọn menu Home -> nút lệnh 3D Mind Map. Ở chế độ này ta chỉ có thể xem trình diễn 3D mà không chỉnh sửa được BĐTD.

Chế độ Presentation: Để chọn chế độ này ta nhấn chọn menu Home -> nút lệnh Presentation. Ở chế độ này BĐTD được trình diễn theo từng nhánh tạo thành gần giống với chương trình Power Point.

Chế độ text: Để chọn chế độ này ta nhấn chọn menu Home -> nút lệnh Text. Khi đó BĐTD được hiển thị dưới dạng cây phân cấp theo từng nhánh và ta có thể thêm bớt, chỉnh sửa các nhánh, nhưng không chỉnh sửa được hình thức của các nhánh đó.

Chèn thêm các đối tượng khác để hổ trợ sinh động về mặt hình thức cũng như nội dung của BĐTD.

Chọn menu Insert và chọn các nút lệnh sau

Insert Spreadsheet: Chèn bảng tính (tương tự như Excel) vào BĐTD và ta có thể nhập dữ liệu cũng như tính toán các phép tính cơ bản trên đó.

Insert Sketch: Chèn chương trình đồ họa đơn giản giúp ta tô vẽ thêm các nhánh hoặc đối tượng đồ họa trong BĐTD.

Insert Child Map: Chèn thêm các BĐTD con cho các nút lệnh trên BĐTD chính.

Insert Central Idea: Chèn thêm BĐTD song song với BĐTD đã có trong cùng một màn hình làm việc.

Insert Floating Text: Chèn thêm nội dung văn bản cho BĐTD và nội dung văn bản đó được đặt xuất hiện tùy ý trên BĐTD.

Insert Image File: Chèn tập tin hình ảnh có sẵn trên máy tính góp phần minh họa thêm cho BĐTD.

Insert Image Library: Chèn hình ảnh từ thư viện hình ảnh bằng cách gõ từ khóa tìm kiếm hoặc thư mục hình ảnh có sẵn trên máy tính.

Insert Icon Library: Chèn các biểu tượng hình ảnh nhỏ thuộc nhiều chủ đề để minh họa thêm cho BĐTD.

Xuất BĐTD với nhiều định dạng:

Sau khi đã hoàn chỉnh BĐTD ngoài việc lưu lại trên máy tính ta có thể xuất BĐTD dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint. Click chọn menu File, chọn Export, rồi chọn Image.

Thay đổi các tùy chọn cho phù hợp rồi click nút Export. Hộp thoại Image

xuất hiện cho phép ta đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin.

Hình 1.15 Xuất BĐTD với nhiều định dạng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)