Quy trình thiết kế BĐTD trong dạy học [25,tr 53-56]

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 48)

VIII. Cấu trúc của Luận văn

2.2.2Quy trình thiết kế BĐTD trong dạy học [25,tr 53-56]

Bước 1: Xác định mục tiêu của BĐTD

- Qua việc dạy học bằng BĐTD, học sinh đạt được những nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ gì đó là mục tiêu của BĐTD.

- Mục tiêu về nội dung kiến thức được thể hiện trên từ khóa trung tâm và từ khóa cấp 1. Về kĩ năng, được hình thành khi GV tiến hành bài lên lớp, HS tham gia xây dựng, báo cáo và nghiên cứu BĐTD.

- Để xác định mục tiêu BĐTD, chúng tôi nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập toán học 9, chương trình cơ bản.

Bước 2: Thu thập thông tin

Chúng tôi đã tham khảo qua các BĐTD có liên quan từ các nguồn: - Các sách hướng dẫn vẽ BĐTD.

- Các luận án, luận văn và khóa luận về BĐTD.

- Các trang Website diễn đàn về dạy học bằng công nghệ thông tin và BĐTD.

Bước 3: Chuẩn bị

- Chọn lựa các từ ngữ tương ứng làm từ khóa. Các từ ngữ thể hiện được mục tiêu của BĐTD.

- Chọn lựa hình ảnh phù hợp với nội dung của BĐTD. - Dự kiến các mối liên kết.

Bước 4: Vẽ sơ đồ

Dùng phần mềm Imindmap 7 để vẽ sơ đồ hoặc vẽ bằng tay ra giấy.

Trao đổi và tham khảo ý kiến với đồng nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng của BĐTD. Ta có thể tiến hành tham khảo và trao đổi ý kiến của đồng nghiệp theo các bước sau:

- Cho đồng nghiệp xem các BĐTD đã thiết kế. - Nhờ đồng nghiệp nhận xét đánh giá.

- Tiếp thu ý kiến, xem xét ý kiến.

Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện.

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện BĐTD.

Hình 2.3 Quy trình thiết kế BĐTD

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán 9 (Trang 48)