4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái
- Chiều cao đứng
Đối tượng ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân áp sát nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chạm vào
thước đo. Thước đo bằng polyme có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất.
- Chiều cao ngồi
Đối tượng trẻ em ở tư thế ngồi thẳng người trên ghế, mắt nhìn phía trước, mông và vai trên mặt phẳng thẳng đứng theo sát mép ghế ngồi, bàn chân chạm vuông góc với cẳng chân, cẳng chân vuông góc với hai đầu gối chụm. Đo khoảng cách từ mặt ghế đến đỉnh đầu.
- Cân nặng được xác định bằng cân điện tử SECA, có vạch chia đến 0,1 kg. Đo vào lúc 9h sáng. Khi đo, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang giày dép. Đối tượng đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, hai bàn chân sát nhau.
- Vòng ngực được đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất. Đối tượng ở tư thế đứng thẳng. Thước dây không co dãn và có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm.
- Vòng đầu được đo bằng thước dây vòng quanh đầu, phía trước dây nằm trên cung lông mày, phía sau qua ụ chẩm để lấy kích thước tối đa. Đối tượng ở tư thế đứng thẳng. Thước dây không co dãn và có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm.
- BMI được tính theo công thức:
Công thức: BMI = Trong đó: P: cân nặng (kg)
H: chiều cao đứng (m)
Việc đánh giá thể lực theo chỉ số BMI được quy định theo WHO [58].