Phân loại tình trang dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ số hình thái, trí tuệ và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 3 5 tuổi tại thành phố vinh (Trang 28)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.5.2. Phân loại tình trang dinh dưỡng

1.5.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham khảo WHO 2006 - 2007 với 3 chỉ tiêu chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi, BMI theo tuổi theo Z-Score.

1.5.2.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Ngày nay người ta thấy tình trạng dinh dưỡng (TTDD) còn là kết quả tác động phức tạp giữa các yếu tố với nhau như yếu tố môi trường, kinh tế, văn hóa… Cho nên tính chất phổ biến, nghiêm trọng của tình trạng SDD có thể coi như một chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội [52].

Trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiên nay người ta thường kết hợp sử dụng các phương pháp: nhân trắc, khẩu phần, lâm sàng, xét nghiệm và các tỉ lệ bệnh tật, tử vong. Trong đó, hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là nhân trắc và điều tra khẩu phần mà các số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng [20].

Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là phương pháp làm phổ thông và được áp dụng rộng rãi. Các số đo nhân trắc của cơ thể cung cấp sơ lược sự phát triển hay kích thước cơ thể đạt được,

hoặc là sự thay đổi của các kích thước này qua thời gian. Chúng được dùng để mô tả tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối cùng của việc cung cấp thực phẩm ăn vào, hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể. Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, từng số đo riêng lẻ về chiều cao hay cân nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp giữa các số đo của đứa trẻ với nhau và phải được so sánh với các giá trị của quần thể tham khảo, WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [20].

- Cân nặng theo tuổi (CN/T) là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Khi sử dụng chỉ số này có thể gặp khó khăn khi thu thập số liệu nếu người được phỏng vấn không nhớ rõ ngày tháng năm sinh của trẻ [55].

- Chiều cao theo tuổi (CC/T) là chỉ số phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ số này không nhạy vì sự phát triển chiều cao diễn ra từ từ trong khi đó các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao xảy ra trước khi chiều cao thay đổi [12].

- BMI theo tuổi là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Chỉ số này có ưu điểm là không phụ thuộc vào tuổi hay dân tộc [55].

WHO đã khuyến cáo dùng quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistic) trong việc so sánh và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các nước [61]. Từ năm 2005, WHO khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

1.5.2.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng

Phân loại theo Gomez (1956): Dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra % của cân nặng chuẩn và sử dụng quần thể tham khảo Havard. Đây là phương pháp phân loại được dùng lớn nhất và hiện nay vẫn còn được dùng rộng rãi.

Phân loại này đơn giản nhưng không phân biệt được TTDD mới hay suy dinh dưỡng đã lâu.

% cân nặng mong đợi theo tuổi Phân độ dinh dưỡng Độ suy dinh dưỡng >90% 76- 90% 61- 75% ≥60% Bình thường SDD nhẹ SDD trung bình SDD nặng Bình thường SDD độ I SDD độ II SDD độ III

Phân loại theo Waterlow (1972): Dựa vào chiều cao theo tuổi so với chuẩn và cân nặng so với chiều cao. Phân loại có ưu điểm dễ thực hiện tại cộng đồng và cho biết suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính.

Các chỉ số Cân nặng theo chiều cao ( 80% hay – 2SD)

Trên Dưới

Chiều cao theo tuổi (90% hay-2SD)

Trên Bình thường SDD gầy còm Dưới SDD còi cọc SDD nặng kéo dài -Gầy còm (Wasting): biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.

-Còi cọc (Sturting): biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ. -Gầy mòn + còi cọc: biểu hiện tình trang SDD mạn tính.

Phân loại theo Welcome (1970): Dựa theo chỉ tiêu cân nặng/ tuổi + phù. Cách phân loại này có ưu điểm là phân loại được các thể của SDD nặng, phân biệt giữa thể Marasmus- Kwashiorkor.

Cân nặng% so với chuẩn Phù

Có Không

60- 80% Kwashiorkor SDD vừa và nặng < 60% Marasmus - Kwashiorkor Marasmus

Phân loại theo WHO (2006):

Từ năm 2006, WHO đã khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới để đánh giá TTDD trẻ, các chỉ số đánh giá cũng dựa vào điểm ngưỡng dưới - 2SD so với quần thể tham khảo [57], [58].

So sánh bảng CN/T, khi CN dưới CNTB - 2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân. So sánh bảng CC/T, khi CC dưới CCTB - 2SD, trẻ SDD thể thấp còi. So sánh bảng BMI theo tuổi, khi CN dưới CNTB - 2SD, trẻ SDD thể gầy còm.

Dựa vào Z- Score (điểm -Z), tính theo công thức:

Z – Score = Kích thước đo được - số trung bình quần thể tham chiếu Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Bảng 1.1. Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Sore Chỉ số Z-Sore Đánh giá

<-3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng. <-2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa. -2SD<=Z-Score<=2SD Trẻ bình thường.

>2SD Trẻ thừa cân. >3SD Trẻ béo phì.

Bảng 1.2. Chỉ số cao theo tuổi với Z-Sore Chỉ số Z-Sore Đánh giá

<-3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng. <-2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa. -2SD<=Z-Score<=2SD Trẻ bình thường.

>2SD >3SD

Bảng 1.3. Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Sore Chỉ số Z-Sore Đánh giá

<-3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng. <-2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa. -2SD<=Z-Score<=2SD Trẻ bình thường.

>2SD Trẻ thừa cân. >3SD Trẻ béo phì.

Bảng 1.4. Phân loại mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng theo WHO Mức độ Cân nặng/ tuổi (%) Chiều cao/ tuổi (%) Cân/ cao (%)

Thấp < 10 < 20 < 5 Trung bình 10- 19,9 20- 29,9 5- 9,9

Cao 20- 29,9 30- 39,9 10- 14,9

Rất cao ≥30 ≥ 40 ≥15

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ số hình thái, trí tuệ và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 3 5 tuổi tại thành phố vinh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)