4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và lợi ích cuộc sống của con người, việc nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển hình thái, sinh lý, trí tuệ của con người nói chung và trẻ em nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm trên thế giới. Cuốn sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao con người của Stocller được xuất bản tại Đức năm 1729. Tác giả đã nghiên cứu học sinh quý tộc trường Carxchile. Sau đó là hàng loạt các công trình khác của Mondiere (1875), Beegon (1902), Thondihee (1903), Herman (1937), Freemon (1971),... đã nghiên cứu sự phát triển hình thái và trí tuệ trẻ em ở các lứa tuổi và địa phương khác nhau.
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới vì sức khỏe cộng đồng ra đời đã nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ em thông qua hai chỉ số chiều cao, cân nặng và đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F. Vaneler Rael đã đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa
tuổi, nghề nghiệp và xây dựng thang phân loại thể lực của con người theo các chỉ số đánh giá thể lực (theo [11]).
Tại hội nghị lần thứ bảy toàn Liên Xô về vấn đề sinh thái, sinh lý và hình thái lứa tuổi, B.A. Nhikitic và V.P. Tresov đã công bố sơ đồ phát triển cá thể sau khi sinh của con người. Sơ đồ cho biết khá chi tiết về sự tăng trưởng phát triển của con người ở mỗi giai đoạn và đã được áp dụng rộng rãi trong nhân trắc học, giáo dục học, nhi khoa (theo [6]).
Kabanop (1972) nghiên cứu thấy rằng: Sự tăng thể lực và thể chất ở trẻ em ngoài sự quyết định bởi yếu tố di truyền thì nó còn liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, sự luyện tập và chế độ chăm sóc của gia đình và xã hội [15].
Theo WHO 1995 [65] đã đưa ra các mức SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm. Ở SDD thể nhẹ cân, mức nhẹ ( <10%), trung bình (10-19%), cao (20- 29%), quá cao ≥ 30%. Ở thể SDD thấp còi, mức độ nhẹ (<20%), trung bình (20-29%), cao (30-39%), quá cao (≥ 40%). SDD thể gầy còm mức chấp nhận được là <5%, hơi cao 5-9%, nguy hiểm là 10-14%, trầm trọng ≥ 15%.
Bloss E, Wainaina F, Bailey RC (2004) [45] khi nghiên cứu tỷ lệ SDD của trẻ mầm non tại miền Tây Kenya đã cho thấy, Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ 3-5 tuổi là 26,46%, SDD thể thấp còi là 42,77% và SDD thể gầy còm là 7,00%.
Theo thống kê của Uniceef năm 2007 [53]., gần 1/3 trẻ em trên thế giới đang bị thấp còi. Tại Châu Á, tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi cao nhất ở Nam Á (46%), Đông Á (25%), hơn 5% trẻ em dưới năm tuổi thừa cân
Tại Trung Quốc, theo Jing Zhang MD and et al (2007) [49], tỉ lệ SDD thấp còi 19,9% (ở nam), 18,38% (ở nữ); SDD thể nhẹ cân chiếm 12,6% ở nam và 11,8% ở nữ, SDD gầy còm 5,4% ở nam và 4,7% ở nữ .
Theo nghiên cứu của Kaushik Bose (2007) [44] cho thấy, Tại một quận ở Thành phố Bengal - Ấn Độ cho thấy chiều cao và trọng lượng trung bình cùng tuổi ở trẻ em nam lớn hơn nữ. Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ 3-5 tuổi là
23,9%, SDD thể nhẹ cân là 31,0%, SDD gầy còm là 9,4%. Tỉ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em gái cao hơn trẻ em nam. Tại Ấn Độ, các vùng nông thôn, trẻ mầm non có tỷ lệ SDD nhẹ cân là 38,30%, SDD thấp còi là 38,20% và gầy còm là 10,60%.
Lo JC, Maring B, Chandra M, Daniels SR, Sinaiko A, and et al (2013) [48] khi nghiên cứu tỷ lệ béo phì và cực kỳ béo phì ở 42.559 trẻ em từ 3-5 tuổi tại Tây Ban Nha đã cho thấy, tỷ lệ béo phì ở bé trai là 18,2%, bé gái là 15,2%.
Nghiên cứu của Ghazi, Hasanain Faisal, Mustafa and et al (2013) [47] khi nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 3-5 tuổi ở TP. Baghdad , Iraq cho thấy, tỉ lệ SDD ở trẻ ngoại thành cao hơn nội thành và các tác giả đã đưa ra nhận định, các nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ em là một quá trình đa yếu tố và liên quan nhiều đến yếu tố phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Leilei Pei, Lin Ren and Hong Yan (2014) [50]. Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 3 tuổi ở Miền Tây Trung Quốc năm 2013 là 19,27%, trẻ em từ 3-6 tuổi có tỷ lệ SDD là 20,84%.
Xuất phát từ tầm quan trọng của trí tuệ trong thực tiễn, nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về trí tuệ, trong đó có các nghiên cứu về cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động trí tuệ và các cách đo lường trí tuệ,…
F.J.Gall (TK XVIII) [ theo (26)], là người đầu tiên đưa ra quan điểm rằng có sự định khu chức năng trong não. Ông đã đưa ra thuật ngữ “não tướng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên biệt của não nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua đường nét và đo sọ não người. Tuy nhiên ông dã mắc phải sai lầm là đồng nhất giữa cấu tạo với chức năng của não [24].
Đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu trí tuệ được đề xuất vào năm 1939 [15], phương pháp của D.Weschler- nhà tâm lí của Bệnh viện Tâm thần
Bellevne, giáo sư tâm lí học lâm sàng của trường Đại học Y khoa NewYork- là phổ biến nhất. Năm 1949, ông đưa ra WIC (The Wechsler Intelligence Scale for Children) dành cho trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Năm 1955, ông lại đưa ra WAIS (The Wechsler Adult Intelligence Scale), là loại dành cho người từ 16 tuổi trở lên. 1967 có thêm loại WPPSI (The Wechsler Pre-School and Primary Scale of Intelligence) dành cho trẻ em từ 4 đến 6 tuổi rưỡi.
Năm 1995 [24], Daniel Goleman trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với các yếu tố tư tưởng tạo thành tính cách của các nhà quản lí,đã kết luận sự thành công của mỗi người không phải chủ yếu là do có chỉ số trí tuệ cao, mà do các yếu tố tạo nên tính cách đó. Ông cho rằng, các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn lành mạnh hơn cả logic toán mà chúng ta vẫn thấy trong các trắc nghiệm.
Cho đến nay vấn đề về năng lực trí tuệ không còn là vấn đề quá mới mẻ nhưng con người vẫn chưa hiểu hết về nó, đó là ly do tại sao trí tuệ đã, đang và sẽ thu hót rất nhiều sù quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.