4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.6.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Ước tính trên toàn thế giới hiện nay [42] còn khoảng 150 triệu trẻ em trước tuổi học đường bị SDD. Theo tài liệu của WHO cho thấy, hơn 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có chiều cao/tuổi thấp hơn -2SD và nhiều năm trở lại đây tỷ lệ SDD nói chung chưa giảm đáng kể, ở nhiều nơi gần như không thay đổi và thực tế con số trẻ bị SDD lại xu hướng tăng lên vì dân số tăng nhanh trong thời gian qua [42]. Theo báo cáo về tình hình an ninh lương thực thế giới năm 2010, FAO đã nhận định rằng số ca SDD toàn cầu tuy có giảm sau 15 năm nhưng vẫn còn ở mức cao (biểu đồ 1.1). Do đó, tình trạng này sẽ khó có khả năng đạt được “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ nhất’’ - giảm một nửa tỷ lệ SDD tại các nước đang phát triển từ 20% vào năm 1990-1992 xuống còn 10% vào năm 2015 [42].
Biểu đồ 1.1. Số ca suy dinh dưỡng trên thế giới qua các năm (*)
(*) Nguồn: Viện Dinh dưỡng 2013 Trong khi 98% nạn đói trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển và chiếm đến 16% dân số thế giới [42] thì tại từng khu vực cho thấy châu Á Thái Bình Dương là nơi tập trung chủ yếu của tình trạng SDD (bảng 1.4), đã tạo nên gánh nặng lớn về kinh tế khi cải thiện tình trạng SDD tại khu vực này cũng như cản trở việc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất.
Bảng 1.5. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo khu vực trên thế giới
Năm Châu Á Thái Bình Dương Cận Sahara Mỹ Latinh và Caribe Đông- Bắc Phi Nước đã phát triển Tổng (triệu) 2009 [74] 642 265 53 42 15 1,020 2010 [75] 578 239 53 37 19 925
Riêng khu vực đông Nam Á (2001), tình trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi cụ thể là thể nhẹ cân chiếm 28,9%, thể thấp còi 33,0% và thể gầy còm là 10,4%. Với 33,0% trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi (chỉ số chiều cao/tuổi thấp) phản ánh hậu quả của tình trạng thiếu ăn và sức khoẻ kém kéo dài [62].
Thống kê của WHO, gần 13 triệu trẻ sơ sinh hàng năm bị SDD bào thai (cân nặng sơ sinh < 2500g). Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở các nước đang phát triển giảm từ 31% (năm 1990) xuống còn 26% (năm 2008) trên phạm vi toàn thế giới. Trẻ em nông thôn có nguy cơ SDD nhẹ cân cao hơn trẻ thành phố, trẻ con nhà nghèo có nguy cơ SDD nhiều hơn con nhà giàu [42], [62].
SDD thấp còi có mức độ trầm trọng hơn SDD thể nhẹ cân. Ở các nước đang phát triển, trẻ ở nông thôn có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao gấp 1,5 lần so với trẻ ở thành phố. Chiều hướng giảm SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng tương tự như với SDD nhẹ cân. SDD thấp còi của châu Phi là cao nhất (38,7% năm 2007), tiếp đến là châu Á (30,6% năm 2007) và châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê (14,8% năm 2007). Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát triển là 31,2 % (2007), toàn thế giới là 38,7% (1990), 29,7% (2005) và 28,5% (2007) [42]. Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỷ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn khoảng 16,3% năm 2020 (29,8% năm 2000). Ở châu Phi mức độ giảm ít hơn từ 34,9% (năm 2000) xuống còn 31,1% ( năm 2020). Ở châu Á, châu Mỹ La Tinh và Caribê, tỷ lệ SDD thấp còi sẽ tiếp tục giảm đều đặn [42], [62].