Tình hình suy dinh dưỡng trẻ e mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ số hình thái, trí tuệ và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 3 5 tuổi tại thành phố vinh (Trang 35)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.6.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ e mở Việt Nam

WHO và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015. Mặc dù, Việt Nam đã được WHO và UNICEF đánh giá là quốc gia duy nhất có tốc độ giảm

SDD nhanh, song hiện vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ SDD cao và rất dao động theo vùng địa lý và tình trạng kinh tế xã hội [5].

Các chỉ tiêu TTDD trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ SDD protein - năng lượng được coi là những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất, phản ánh về mặt chất lượng cuộc sống xã hội. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi lớn, đời sống người dân đang từng bước được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe quan trọng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống một số bệnh xã hội với các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu như phòng chống thiếu vitamin A, phòng chống thiếu dinh dưỡng… đã trực tiếp ảnh hưởng đến TTDD của trẻ em.

Kết quả điều tra của VDD trong những năm đầu của thập kỷ 1980 cho thấy khoảng 51,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân, gần 60% (59,7%) trẻ bị SDD thể thấp còi, khoảng 50% bà mẹ mang thai bị thiếu máu, hàng năm có khoảng 5.000 - 7.000 trẻ bị mù do thiếu vitamin A… thì đến năm 2010 (kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2010), còn có khoảng 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và khoảng 2,1 triệu trẻ em bị SDD thấp còi [5].

Bảng 1.6. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam 1999 - 2011 (*) Năm Thể nhẹ cân (Tỷ lệ %) Thể thấp còi (Tỷ lệ %) Thể gầy còm (Tỷ lệ %) 1999 36,7 38,7 9,8 2000 33,8 36,5 8,6 2001 31,9 34,8 9,0 2002 30,1 33,0 7,9 2003 28,4 32,0 7,2 2004 26,6 30,7 7,7 2005 25,5 29,6 6,9 2009 18,9 31,9 6,9 2010 17,5 29,3 7,1 2011 16,8 27,5 6,6

Phân bố SDD theo khu vực: Phân bố SDD ở nước ta không đồng đều giữa các vùng sinh thái, nhiều địa phương miền núi tỷ lệ SDD cao hơn hẳn vùng đồng bằng. Trong khu vực đồng bằng thì tỷ lệ SDD nông thôn cũng cao hơn ở thành thị. Tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nguyên (24,7% với SDD nhẹ cân và 35,2% với SDD thấp còi). Ở vùng đông Nam Bộ tỷ lệ SDD thấp hơn so với các vùng khác (10,7% với SDD nhẹ cân và 19,2% với SDD thấp còi), thấp nhất trong các vùng sinh thái của cả nước. Riêng tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên (35,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (33,7%), thấp nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng (25,5%) và vùng đông Nam Bộ (19,2%) [55]. SDD cũng có liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế, xã hội của người dân. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em ở vùng nông thôn (17,9%) cao hơn vùng thành thị (14,1%) và vùng nghèo (27%) cao hơn so với vùng bình thường (14%). Tương tự, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em ở vùng nông thôn (28,9%) cao hơn vùng thành thị (19,1%) và vùng nghèo (35,7%) cao hơn so với vùng không nghèo (25,6%) [51].

Bảng 1.7. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ năm 2012 (*)

Toàn quốc và các khu vực

N

SDD nhẹ cân(%) SDD thấp còi (%) SDD gầy còm (%) chung Chung Độ I Độ II Độ III Chung Độ I Độ II

Toàn quốc 100735 16,2 14,5 1,6 0,1 26,7 15,5 11,2 6,7 Ðồng bằng Sông Hồng 18949 11,8 11,0 0,7 0,1 21,9 13,6 8,3 5,5 Trung du và miền núi phía Bắc 21467 20,9 18,7 2,0 0,2 31,9 20,4 11,5 7,4

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 21577 19,5 17,9 1,4 0,2 31,2 19,4 11,8 7,5 Tây Nguyên 7764 25,0 21,5 3,0 0,5 36,8 23,0 13,8 8,1 Đông Nam Bộ 10914 11,3 10,3 0,9 0,1 20,7 11,5 9,2 5,4 ĐB sông Cửu Long 19962 14,8 13,1 1,6 0,1 26,0 15,6 10,4 6,8

(*) Nguồn: Số liệu giám sát dinh dưỡng năm 2012 của Viện Dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ số hình thái, trí tuệ và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 3 5 tuổi tại thành phố vinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)