Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số Viinidex trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 88)

4.2.2.1 Giải ph p đối với Ch nh phủ

Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán

Sau một thời gian chờ đợi, TTCK Việt Nam đã đón nhận một sự kiện rất quan trọng, đánh dấu một cột mốc cho sự cải tổ toàn diện TTCK Việt Nam, đó là việc Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 1826/2012/QĐ-TTg ngày 06/12/2012. Đối với TTCK, Đề án đã xác định các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và hoạch định các giải pháp để tái cấu trúc TTCK trên tất cả các phƣơng diện từ cơ sở hàng hóa trên thị trƣờng; tái cấu trúc thị trƣờng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tƣ và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Nhìn chung, Đề án tái cấu trúc TTCK đã đƣa ra hệ thống các giải pháp và lộ trình tƣơng đối hoàn chỉnh nhằm xử lý triệt để những tồn đọng của TTCK và góp phần giải quyết những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, lộ trình cụ thể cho việc giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan cũng nhƣ cơ chế để triển khai thực hiện trên thực tế là vấn đề cần phải xem xét. Để Đề án thực sự đi vào cuộc sống, thực hiện thành công việc tái cấu trúc TTCK, một vài kiến nghị đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Để đẩy mạnh công tác giám sát nhằm mục đích giúp thị trƣờng hoạt động minh bạch, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, tăng niềm tin cho nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng, UBCKNN cần tăng cƣờng công tác giám sát thông qua việc phát triển

nguồn nhân lực, thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát; tích cực đổi mới phƣơng thức giám sát và chế độ công bố thông tin, báo cáo kịp thời.

Cần có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan nhƣ UBCKNN, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành liên quan, xây dựng cơ chế phối hợp và chế độ thông tin, báo cáo để triển khai thực hiện thành công phƣơng án tái cấu trúc TTCK.

Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý

Hoàn thiện hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán số 62 năm 2010 để thực thi trong giai đoạn 2011 - 2015.

Xây dựng và trình Quốc hội vào năm 2015 ban hành Luật Chứng khoán mới thay thế cho Luật Chứng khoán hiện hành với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trƣờng tài chính. Luật Chứng khoán mới đƣợc xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất với các Luật liên quan.

Tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lƣợng nguồn cung

Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn, hiệu quả kinh doanh cao nhƣ Mobifone, Vinaphone, Viettel,… hoặc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc bằng cách phát hành thêm cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài ở các doanh nghiệp đã niêm yết nhƣ Vietinbank, Vietcombank,… hay đẩy nhanh tiến độ niêm yết đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhƣ Sabeco để tăng nguồn cung hàng hóa chất lƣợng cao nhằm thu hút vốn đầu tƣ của nhà đầu tƣ tổ chức nƣớc ngoài, giảm thiểu hoặc bán hết cổ phần của nhà nƣớc tại các doanh nghiệp không thiết yếu.

Cải tiến phƣơng thức định giá và chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.

4.2.2.2 Giải ph p đối với Ủy ban Chứng kho n Nhà nước

Tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát

Củng cố tổ chức, chức năng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc để đảm bảo đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi.

Quản lý, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ căn cứ vào chỉ tiêu an toàn tài chính. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, an toàn tài chính, đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán thúc đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể những CTCK kém hiệu quả.

Tăng cƣờng giám sát thị trƣờng để kịp thời phát hiện các hành vi giao dịch không công bằng, thao túng giá cả. Xử lý nghiêm theo pháp luật và có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK để tăng cƣờng thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức cho những đối tƣợng tham gia thị trƣờng.

Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với NHNN, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của khu vực tài chính và phát huy hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên thị trƣờng tài chính.

Cơ quan quản lý cần hiện đại hóa hệ thống giao dịch trên TTCK để có thể đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu giao dịch của nhà đầu tƣ, nên xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trƣờng để hạn chế tình trạng giao dịch một chiều. Cuối cùng, nên sớm đƣa thêm nhiều hàng hóa vào thị trƣờng để tạo ra những đợt điều chỉnh giá cần thiết, giúp thị trƣờng phát triển bền vững hơn.

Vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần đƣợc nâng cao hơn nữa nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập chịu rất nhiều tác động khách quan, đòi hỏi cơ quan quản lý phải năng động và phản ứng kịp thời với mọi tình huống xảy ra. Ủy ban Chứng khoán cần có đủ quyền lực, tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng nhân sự để điều hành thị trƣờng thông qua việc định hƣớng thị trƣờng,

kiểm soát cung cầu, kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý vi phạm trong đầu tƣ, phát hành, môi giới… Do đó, việc ra đời một cơ quan điều hành chứng khoán dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ là rất cần thiết trong tƣơng lai gần.

Xây dựng và quản lý, giám sát thị trƣờng chứng khoán hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế và các thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, quản trị rủi ro để giúp thị trƣờng chứng khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc phải chỉ đạo các Sở giao dịch chứng khoán giám sát thƣờng xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch; giao dịch cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ và ngƣời có liên quan; giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công ty; giám sát việc lập trang thông tin điện tử (website) và việc thực hiện công bố thông tin trên website; thƣờng xuyên nhắc nhở và đƣa vào xử lý các hình thức vi phạm theo quy định nhằm cải thiện hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết.

Sáp nhập hai Sở giao dịch chứng khoán

Hợp nhất SGDCK Hà Nội và SGDCK TP.HCM thành một SGDCK duy nhất quản lý thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu và TTCK phái sinh (dự kiến vận hành vào năm 2015) và từng bƣớc cổ phần hóa SGDCK để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trƣờng.

Việc sáp nhập hai Sở sẽ khắc phục đƣợc nhƣợc điểm lãng phí nguồn nhân lực, chi phí cũng nhƣ cơ sở vật chất và sẽ giúp nhà đầu tƣ tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng, đặc biệt là nhà đầu tƣ quốc tế. Có thể nói đây là một trong những công việc cấp bách để khắc phục những hạn chế của thị trƣờng.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế

trƣờng và đào tạo nhân lực cho thị trƣờng chứng khoán; hợp tác và chia sẻ thông tin nhằm giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới.

Tăng cƣờng công tác đào tạo và thông tin tuyên truyền

Phát triển Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo về chứng khoán; cho phép các tổ chức đào tạo nƣớc ngoài có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ chuyên môn cấp quốc tế trong lĩnh vực tài chính nhƣ CFA, ACCA,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền công khai, minh bạch, xử lý kịp thời các thông tin không đúng sự thật, gây nhiễu loạn thị trƣờng, phổ biến kiến thức chứng khoán cho công chúng.

4.2.2.3 Giải ph p đối với công ty niêm yết

Là thành phần tham gia cung ứng hàng hóa cho thị trƣờng, cũng là chủ thể có đƣợc nhiều lợi ích từ thị trƣờng: doanh nghiệp sẽ huy động vốn dài hạn dễ dàng, tăng tính minh bạch trong hoạt động, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, tạo dựng thƣơng hiệu cho doanh nghiệp… Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho doanh nghiệp, thị trƣờng cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cổ đông. Nhà đầu tƣ đã đầu tƣ tiền bạc, niềm tin vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải mang lại gì để xứng đáng với cổ đông, giữ đƣợc niềm tin với nhà đầu tƣ, với thị trƣờng. Chính những hành động này là điều cốt lõi sẽ giúp TTCK phát triển ổn định. Vì thế, đứng ở giác độ là vai trò của doanh nghiệp đối với sự ổn định của thị trƣờng, tác giả đề xuất một số các giải pháp sau:

Thực hiện tốt việc công bố thông tin

Doanh nghiệp cần nhận thức đúng việc cung cấp thông tin cho thị trƣờng, đảm bảo cung cấp công khai, minh bạch, đầy đủ và kịp thời các thông tin định kỳ nhƣ báo cáo tài chính quý, bán niên, năm hoặc các báo cáo tức thời hoặc theo yêu cầu để giữ gìn niềm tin của nhà đầu tƣ và thu hút vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Tổ chức

bộ phận chuyên trách công bố thông tin. Cán bộ công nhân viên trong bộ phận này phải có một trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tức thời, định kỳ, theo yêu cầu đúng quy định, tránh tình trạng công bố thông tin sai sót, thiếu chính xác.

Cần có các chế tài xử phạt mạnh để đảm bảo minh bạch thông tin. Để nâng cao tính minh bạch của thông tin công bố cần quan tâm thích đáng và xây dựng đƣợc bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn.

Xây dựng tốt mối quan hệ với các cổ đông

Các công ty niêm yết cần xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tƣ. Phải có sự tham gia của các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của những doanh nghiệp, thành viên hội đồng quản trị độc lập sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra cơ chế hài hòa lợi ích, hạn chế tối đa phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm cổ đông nắm giữ nhiều vốn và ít vốn.

Xác định chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, đúng lĩnh vực kinh doanh chính

Cần nâng cao chất lƣợng quản trị và điều hành của đội ngũ lãnh đạo trong công ty. Doanh nghiệp phải hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh lâu dài, phù hợp và tập trung vào đúng ngành nghề kinh doanh cốt lõi hoặc có thế mạnh kinh doanh, tránh tình trạng đầu tƣ tràn lan không hiệu quả.

Doanh nghiệp chỉ nên thực hiện đầu tƣ vào những mục tiêu cụ thể nhất, chắc chắn nhất. Việc cần làm là đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tìm cách phát huy nội lực, nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, với việc tạo ra các chỉ số tài chính “khỏe mạnh” một cách minh bạch, doanh nghiệp sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của TTCK.

4.2.2.4 Giải ph p đối với công ty chứng kho n

nhƣ các hoạt động nghiệp vụ theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh chứng khoán theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Tăng cƣờng quản trị công ty và quản trị rủi ro dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chính đối với CTCK phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế để bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trƣờng chứng khoán và quyền lợi của nhà đầu tƣ.

Sắp xếp lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hƣớng thúc đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức yếu kém để giảm số lƣợng công ty, tăng quy mô hoạt động, tập trung vào nâng cao chất lƣợng, năng lực tài chính, áp dụng triệt để các quy định, thực hiện tách bạch giữa tài sản của nhà đầu tƣ và tài sản của công ty chứng khoán; từng bƣớc phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo mô hình kinh doanh đa năng và chuyên doanh.

Nâng cao chất lƣợng nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thông qua chuẩn hóa các chƣơng trình đào tạo hành nghề kinh doanh chứng khoán theo các chuẩn mực cao nhất và từng bƣớc mở cửa cho các tổ chức đào tạo chứng khoán nƣớc ngoài có uy tín.

4.2.2.5 Giải ph p đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tƣ là chủ thể chính tham gia trên thị trƣờng, hành động của nhà đầu tƣ quyết định đến tính chất của thị trƣờng. Do đó, việc định hƣớng hoạt động đầu tƣ là việc làm thiết thực, nhằm nâng tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trƣờng. Tác giả đề xuất một số định hƣớng nhƣ sau:

Chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý: các quyết định đầu tƣ đƣợc đƣa ra cần sát với thực tế khả năng phát triển của doanh nghiệp và định hƣớng đầu tƣ cũng cần thay đổi dần từ hình thức ngắn hạn sang trung và dài hạn. Mỗi nhà đầu tƣ phải cố gắng tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Khi chƣa có nhiều kinh nghiệm thì chỉ nên dùng một phần nhỏ trong nguồn vốn tự có của mình để đầu tƣ vừa là học hỏi kinh nghiệm.

đạo phải là những ngƣời có trình độ có tâm huyết với công ty. Công ty thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin cho thị trƣờng và đƣơng nhiên tình hình kinh doanh phải tốt, thuộc nhóm ngành nghề tiềm năng. Không nên đầu tƣ theo tin đồn và chạy theo đám đông.

Thu nhập và xử lý tốt các thông tin có liên quan: nhà đầu tƣ phải có những kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và xử lý kịp thời hỗ trợ cho quyết định của mình. Nhà đầu tƣ phải nâng cao khả năng quan sát và tìm kiếm thông tin, thành thạo trong việc chọn lọc các thông tin hữu ích ảnh hƣởng thật sự đến quyết định của mình; nâng cao khả năng xử lý các nguồn thông tin có đƣợc, chủ động nâng cao các kiến thức liên quan đến đầu tƣ chứng khoán…

Khuyến khích và phát triển nhà đầu tƣ tổ chức: Với một TTCK còn non trẻ, chúng ta rất cần sự tham gia của những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trƣờng để làm tăng sức cầu cho thị trƣờng. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện nay vẫn thiếu vắng các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp là do Việt Nam chƣa có cơ chế phát triển các nhà đầu tƣ tổ chức. Vì thế, cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa và tập trung phát triển nhà đầu tƣ tổ chức, chuyên nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số Viinidex trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 88)