4.1.2.1 Mục tiêu tổng qu t
nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lƣợng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trƣờng hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ và lòng tin của thị trƣờng.
Chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế, từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.
4.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán
Phấn đấu đƣa tổng giá trị vốn hóa thị trƣờng cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP, đƣa thị trƣờng trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế;
Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tƣ, phát triển hệ thống nhà đầu tƣ tổ chức, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tƣ cá nhân.
Tăng tính hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán
Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trƣờng chứng khoán theo hƣớng cả nƣớc chỉ có 01 Sở giao dịch chứng khoán và từng bƣớc cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trƣờng;
Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phƣơng thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký chứng khoán; từng bƣớc kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký chứng khoán trong khu vực Asean.
Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trƣờng và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bƣớc tăng quy mô,
tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trƣờng cho các trung gian tài chính nƣớc ngoài phù hợp với lộ trình cam kết.
Tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cƣỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nƣớc trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng này.
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
Trên cơ sở phân tích thực tế và mô hình nghiên cứu định lƣợng cũng nhƣ xác định những vấn đề còn tồn tại, tác giả đề ra hai nhóm giải pháp để phát triển ổn định TTCK Việt Nam: nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô cho các nhân tố ảnh hƣởng và nhóm giải pháp khác để giải quyết các vấn đề còn tồn tại của TTCK Việt Nam đƣợc tóm tắt trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Giải pháp phát triển ổn định TTCK Việt Nam
Nhân tố ảnh hƣởng Giải pháp
Nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô
Lạm phát Lãi suất Tỷ giá Cung tiền Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ Nhóm giải pháp khác Chính phủ
Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc Công ty niêm yết
Công ty chứng khoán Nhà đầu tƣ
Tái cấu trúc TTCK
Tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát Tăng chất lƣợng hàng hóa
Tăng chất lƣợng dịch vụ
4.2.1 Nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô
Trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực tế và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất các giải pháp về chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô nhƣ sau:
4.2.1.1 Ch nh s ch kinh tế vĩ mô
Thị trƣờng chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, tức là nó phản ánh những gì đƣợc kỳ vọng sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô thực sự có tác động đến thị trƣờng chứng khoán. Do đó, việc ban hành và quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ không chỉ hƣớng đến việc điều hành nền kinh tế mà còn cần phải quan tâm đến sự phát triển bền vững cho thị trƣờng chứng khoán.
Sự ổn định về chính trị tại Việt Nam là điều đã đƣợc khẳng định. Tuy nhiên việc ổn định về kinh tế vĩ mô là điều cần phải đƣợc Chính phủ tiếp tục thực hiện. Vì vậy ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng nhất, là giải pháp “xƣơng sống” để từ đó thực hiện các giải pháp khác nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán. Khi môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trƣởng kinh tế ổn định và lạm phát đƣợc kiểm soát thì thị trƣờng chứng khoán sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với các nguồn vốn đầu tƣ. Do vậy Nhà nƣớc cần quan tâm thực hiện các chính sách nhƣ:
Chính sách và định hƣớng phát triển nền kinh tế phải bền vững, ổn định, dài hạn, tránh chạy theo những mục tiêu ngắn hạn trƣớc mắt. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý điều hành theo định hƣớng kinh tế thị trƣờng, hạn chế những can thiệp bằng biện pháp hành chính.
Điều hành chính sách tài khoá chủ động, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo hƣớng hội nhập, hạn chế thâm hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công và quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt là nợ nƣớc ngoài, đƣa mức bội chi ngân sách nhà nƣớc xuống dƣới 5% hàng năm. Thực hiện minh bạch, công khai công bằng trong phân phối ngân sách vì nguồn thu của nó là sự đóng góp công sức của mọi ngƣời dân thông qua thuế. Xóa bỏ hoàn toàn tính bao cấp và cơ chế xin - cho vẫn đang còn
tồn tại. Tiết kiệm các khoản chi thƣờng xuyên ít mang lại hiệu quả thiết thực.
Kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý. Chính phủ phải xác định lạm phát là nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tƣ. Vì vậy, Chính phủ phải kiên định với mục tiêu lạm phát và trao cho NHNN vai trò độc lập hơn điều hành chính sách tiền tệ với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Thực hiện đạt mục tiêu đề ra sẽ giúp cung tiền ổn định, tỷ giá đƣợc kiểm soát, niềm tin của nhà đầu tƣ sẽ tăng lên và kinh tế vĩ mô sẽ đạt đƣợc sự ổn định.
Để củng cố lòng tin của công chúng đầu tƣ, các chỉ số phát triển kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ phải đƣợc công bố công khai và có thể dự báo trƣớc đƣợc đối với giới đầu tƣ và kinh doanh.
4.2.1.2 Chính s ch tiền tệ
Dựa trên phân tích thực trạng ảnh hƣởng của các công cụ chính sách tiền tệ là lãi suất, tỷ giá và cung tiền cũng nhƣ từ kết quả mô hình nghiên cứu định lƣợng của các công cụ này đến thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam, đồng thời với việc nƣớc ta ngày càng hội nhập vào kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm nhƣ hiện nay thì việc điều hành các công cụ này cần phải chủ động, linh hoạt nhƣng cũng đòi hỏi phải theo kịp sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và hạn chế tối đa các biện pháp hành chính nhƣ trong thời gian qua để dần hƣớng đến các quy luật khách quan của thị trƣờng. Đây là cơ sở mà tác giả đề xuất một số giải pháp về chính sách tiền tệ để phát triển ổn định thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Chính sách cung tiền
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của NHNN hƣớng tới một lãi suất mong muốn để đạt đƣợc những mục đích ổn định và tăng trƣởng kinh tế. Chính sách tiền tệ tại VN tất yếu phải lựa chọn mục tiêu hƣớng đến cụ thể, phù hợp với đặc thù phát triển của từng giai đoạn. Vì việc điều hành chính sách tiền tệ theo
hƣớng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động không nhỏ đến tính thanh khoản trên TTCK. Chỉ với một biện pháp của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm chấn chỉnh công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với cho vay đầu tƣ chứng khoán, ngay lập tức khối lƣợng cổ phiếu giao dịch cả hai sàn và giá cả của chúng đều giảm mạnh. Do đó, dù có lựa chọn mục tiêu nào thì chính sách tiền tệ cần có lộ trình cụ thể, tránh gây ra những cú sốc tâm lý cho nhà đầu tƣ giống nhƣ trong giai đoạn vừa qua: khi thì thắt chặt quá mức nhƣng cũng có lúc nói lỏng quá dễ dàng. Vì vậy, NHNN cần tránh những động thái bất ngờ trong điều hành chính sách cung tiền.
Việc ƣớc lƣợng hàm cầu tiền nhằm mục tiêu dự báo nhu cầu tiền của nền kinh tế đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới và đã mang lại hiệu quả tích cực cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng các nƣớc. Vì vậy, NHNN nên sớm thực hiện chính sách và chiến lƣợc tăng trƣởng cung tiền phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
Chính sách lãi suất
Chính sách của NHNN phải hƣớng đến một môi trƣờng lãi suất ổn định, điều hành một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc, tránh những cú sốc do thay đổi đột ngột làm cho các chủ thể trong nền kinh tế không kịp phản ứng và gây ra kết quả xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
NHNN phải quản lý lãi suất một cách hợp lý, hiệu quả và hƣớng đến chính sách lãi suất tự do theo cơ chế thỏa thuận dựa trên cung cầu của thị trƣờng, hạn chế tối đa các biện pháp can thiệp hành chính và cuối cùng là tránh tình trạng tồn tại hai mức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế khác nhau quá nhiều trên thị trƣờng.
Điều hành chính sách lãi suất của NHNN phải chủ động định hƣớng thị trƣờng thay vì chạy theo nhƣ trƣớc đây. Xu hƣớng điều chỉnh lãi suất đƣợc NHNN thông báo trƣớc đến thị trƣờng và đƣợc điều chỉnh theo lộ trình để tránh gây sốc cho nền kinh tế sẽ giúp kỳ vọng thị trƣờng đƣợc kiểm soát tốt, lãi suất diễn biến đúng theo
xu hƣớng dự kiến của NHNN, góp phần giúp NHNN đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này cần phải có sự chia sẻ của các thành phần kinh tế cũng nhƣ sự đồng thuận của các ngân hàng trong toàn hệ thống và sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN. Việc có một số ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực tài chính nhƣng vẫn huy động vốn bất chấp tính hiệu quả của vốn huy động và vốn cho vay đã làm lũng đoạn thị trƣờng lãi suất. NHNN nên là ngƣời tổ chức, giám sát để duy trì một thị trƣờng lãi suất bình ổn bằng các quy định cụ thể và chế tài nghiêm ngặt để phòng ngừa rủi ro hệ thống.
Đối với hoạt động ngân hàng: tiếp tục giữ vững ổn định và phát triển hệ thống ngân hàng vì điều này không chỉ góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mà còn giúp thị trƣờng chứng khoán phát triển. Chính sự ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khách hàng và nền kinh tế tiếp cận vốn thuận lợi hơn để phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó giúp thị trƣờng chứng khoán và nền kinh tế phát triển.
NHNN cần phải theo dõi sát sao diễn biến lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị trƣờng tiền tệ.
Chính sách tỷ giá
Đối với nền kinh tế có độ mở lớn, tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thƣờng xảy ra thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai nhƣ Việt Nam thì tác động của tỷ giá đến nền kinh tế nói chung là rất lớn và nó sẽ có tác động gián tiếp đến thị trƣờng chứng khoán nói riêng. Rủi ro trong tỷ giá tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó sẽ tác động đến thị trƣờng chứng khoán.
Tuy nhiên, tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy cảm trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay. Biến động tỷ giả sẽ tác động khác nhau đến các chủ thể trong nền kinh tế nên điều hành tỷ giá thực sự là một nhiệm vụ rất phức tạp. Vì
vậy bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, đáp ứng đƣợc sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế chứ không riêng mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu.
Chính phủ cần có chủ trƣơng và kế hoạch hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế khi sử dụng chính sách tỷ giá. Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, trong mối quan hệ phù hợp với lãi suất có sự kiểm soát của Nhà nƣớc vừa đảm bảo các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam mà không ảnh hƣởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ, không ảnh hƣởng đến việc thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, nâng cao quỹ dự trữ ngoại tệ của NHNN để có thể can thiệp khi cần thiết.
Ngoài ra, trong giai đoạn vừa qua có một vấn đề thật sự đáng quan tâm là tỷ giá biến động rất mạnh và tồn tại hai thị trƣờng song song với tỷ giá chênh lệch nhau rất lớn. Với việc lạm phát của nƣớc ta tăng cao không kiểm soát đƣợc trong một số thời điểm làm cho niềm tin về đồng nội tệ của các chủ thể trong nền kinh tế bị sụt giảm đã dẫn đến tâm lý ƣa chuộng nắm giữ ngoại tệ để bảo toàn giá trị cùng với tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã làm cho việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Vì vậy, NHNN phải kiên quyết thực hiện các biện pháp chống tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và thị trƣờng tự do cũng nhƣ quy mô của nó, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm trên thị trƣờng ngoại tệ, tăng cƣờng dự trữ ngoại hối và đồng thời thực hiện các chính sách tỷ giá phù hợp để làm tăng lòng tin của thị trƣờng vào đồng Việt Nam.
Cuối cùng, chính sách tỷ giá của NHNN cần phải linh hoạt và chủ động, tránh những thay đổi bất ngờ với biên độ thay đổi lớn để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Việc can thiệp, điều hành, kiểm soát chặt chẽ tỷ giá giữa USD và VND của NHNN xuất phát từ thói quen sử dụng đồng USD trong giao thƣơng của ngƣời VN. Trong
điều kiện kinh tế hiện nay, tỷ giá vẫn nên đƣợc kiểm soát bởi Chính phủ theo hƣớng ổn định để tạo một môi trƣờng bình ổn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN cũng nên cho thực hiện thanh toán quốc tế bằng các ngoại tệ khác, thay thế đồng USD để giảm áp lực cung tiền lên ngoại tệ này. Đồng thời, cho các doanh nghiệp thực hiện các nhóm công cụ phái sinh nhƣ hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và sẽ làm cho chứng khoán các công ty này tăng trƣởng ổn định hơn.
Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả giải pháp về chính sách tiền tệ thì phải nâng cao tính độc lập, tăng quyền hạn và trách nhiệm của NHNN, đây là một trong các