Sau hơn 13 năm phát triển, hoạt động của TTCK đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan cả về khung pháp lý, thể chế chính sách, tổ chức thị trƣờng và hoạt động quản lý, giám sát thị trƣờng. Các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, từng bƣớc áp dụng các thông lệ về quản trị công ty, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế,...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế cũng cho thấy những bất cập trong quản lý thị trƣờng chứng khoán đặc biệt là hoạt động thanh tra giám sát: công tác ban hành pháp luật các chính sách điều hành thị trƣờng chƣa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn của TTCK. Chƣa kiểm tra sâu sát, kịp thời việc công bố thông tin, việc làm giá cổ phiếu, cũng nhƣ chế tài nghiêm khắc để thị trƣờng hoạt động minh bạch và phát triển bền vững.
Nguyên nhân: TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000 nhƣng đến năm 2007 thì Luật chứng khoán mới có hiệu lực nên về tổng thể thì việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK Việt Nam là chậm so với thực tiễn. Ngoài ra, những cải cách về thể chế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thị trƣờng, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều biến động và hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, do tính phức tạp và nhạy cảm của thị trƣờng nên công tác giám sát còn nhiều khó khăn. Việc thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, khi cơ quan thanh tra không độc lập, vì UBCK vừa quản lý, vừa là ngƣời cấp phép, vừa là ngƣời kiểm tra nên xảy ra chồng chéo khi phát hiện và xử phạt vi phạm, thời gian xử lý kéo dài, biện pháp chế tài chƣa đủ mạnh để thực thi và chƣa có tính răn đe cao.