2.1.1.1 Tổng quan thị trường chứng kho n Việt Nam
Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán, Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đƣợc khai sinh. Cùng ngày, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức đƣợc tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Và đến ngày 11/05/2007 theo Quyết định số 599/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đánh dấu bƣớc phát triển mới của TTCK Việt Nam.
Một trong những điểm khác nhau nổi bật nhất của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu của công ty niêm yết niêm yết mới: 120 tỷ đồng trên HOSE và 30 tỷ đồng trên HNX hiện tại, và trƣớc ngày 15/9/2012 tƣơng ứng lần lƣợt là 80 tỷ đồng và 10 tỷ đồng. Điểm khác nhau này quyết định rất lớn đến chất lƣợng hàng hóa trên TTCK non trẻ của Việt Nam cũng nhƣ sự phát triển của hai Sở giao dịch chứng khoán.
Tuy Việt Nam tồn tại hai Sở giao dịch chứng khoán nhƣng HOSE đƣợc nghĩ đến đầu tiên và đƣợc xem là đại diện của TTCK Việt Nam với lịch sử hình thành phát triển lâu dài cũng nhƣ chất lƣợng hàng hóa vƣợt trội của mình so với HNX. Vì
TTCK còn đƣợc xem là hàn thử biểu của nền kinh tế khi đo lƣờng “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế nên diễn biến của TTCK còn đƣợc xem là một sự phản ánh của kinh tế vĩ mô. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng diễn biến của TTCK trên HOSE làm đại diện để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam.
Sự phát triển của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Hình 2.1: Sự phát triển của HOSE
Nguồn: HOSE
So với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 mã cổ phiếu khi giá trị niêm yết 270 tỷ đồng và giá trị vốn hóa 440 tỷ đồng, mỗi tuần thực hiện giao dịch hai phiên buổi sáng thì đến cuối năm 2012, trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển cùng với bao thăng trầm, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đạt những thành tựu nổi bật, góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc. Sự phát triển của HOSE giai đoạn 2005 – 2012 đƣợc mô tả nhƣ trong Hình 2.1.
Quy mô Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Tính đến 31/12/2012 có 308 cổ phiếu, 6 chứng chỉ quỹ, 39 trái phiếu đang đƣợc niêm yết và giao dịch trên HOSE với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết đạt 248.501 tỷ đồng (Bảng 2.1) và giá trị thị trƣờng là 678.403 tỷ đồng (Hình 2.1). Nhƣ vậy, đến cuối năm 2012, giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa đã tăng lần lƣợt là 1.058 và 1.542 lần so với phiên giao dịch đầu tiên.
Bảng 2.1. Quy mô Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Loại chứng khoán Khối lƣợng niêm yết Giá trị niêm yết (tỷ đồng) Cổ phiếu 24.850.080.102 248.501 Chứng chỉ quỹ 300.107.290 30.011 Trái phiếu 72.181.011 7.218 Tổng cộng 25.222.368.403 285.730 Nguồn: HOSE Giá trị giao dịch
Trong năm 2012, HOSE đã có nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm cung cấp thêm tiện ích cho nhà đầu tƣ, góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán: triển khai áp dụng chỉ số VN30 từ ngày 06/02/2012, triển khai giao dịch buổi chiều từ ngày 06/06/2012, áp dụng lệnh thị trƣờng từ ngày 03/10/2012. Những nỗ lực của HOSE đã góp phần đáng kể giúp cho thị trƣờng chứng khoán năm 2012 đạt đƣợc nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2011, cụ thể nhƣ sau:
Qua 250 ngày giao dịch, tổng khối lƣợng giao dịch đạt khoảng 14 tỷ chứng khoán, tƣơng đƣơng 220 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi ngày giao dịch đạt 56,3 triệu chứng khoán/ngày và 879 tỷ đồng/ngày, tăng 67,1% về khối lƣợng và 35,2% về giá trị so với năm 2011.
lƣợng mua ròng ở mức 62,4 triệu chứng khoán, tƣơng đƣơng 3.188 tỷ đồng.
Chỉ sốVN Index kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm 2012 ở mức 413,73 điểm, tăng 62,18 điểm, tƣơng đƣơng 17,7% so với cuối năm 2011 (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, 2012).
Số lƣợng tài khoản giao dịch
Tính đến cuối năm 2012, số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ trên Trung tâm lƣu ký chứng khoán Việt Nam quản lý là 1.264.030 tài khoản tăng hơn 75.000 tài khoản so với năm 2011, trong đó tài khoản nhà đầu tƣ trong nƣớc chiếm hơn 98%.
Trong năm 2012, Trung tâm lƣu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp 432 mã số giao dịch cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bằng 58,9% so với cùng kỳ, đƣa tổng số mã giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lên 16.001 mã giao dịch, trong đó số mã giao dịch của nhà đầu tƣ cá nhân nƣớc ngoài là 14.022, của nhà đầu tƣ tổ chức nƣớc ngoài là 1.979 (Trung tâm lƣu ký chứng khoán Việt Nam, 2012).
2.1.1.2 Chỉ số VNIndex
Khái niệm
Chỉ số VNIndex thể hiện xu hƣớng biến động giá các cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Chỉ số VNIndex so sánh giá trị thị trƣờng hiện hành với giá trị thị trƣờng cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, ngày đầu tiên thị trƣờng chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trƣờng cơ sở trong công thức tính chỉ số đƣợc điều chỉnh trong các trƣờng hợp nhƣ niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trƣờng hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
Rổ đại diện để tính VNIndex bao gồm tất cả các cổ phiếu đƣợc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Phƣơng pháp tính
∑ ∑
(2.1)
Trong đó:
Pt và P0: là giá thời điểm t và thời kỳ gốc
Qt: là khối lƣợng (quyền số) thời điểm tính toán t
Điều chỉnh chỉ số VNIndex
Trong quá trình tính toán chỉ số VNIndex, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi nhƣ cơ cấu số cổ phiếu niêm yết nhƣ thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia mới D1 của biểu thức (2.1).
(2.2)
Chỉ số VNIndex đƣợc tính lại sau khi điều chỉnh nhƣ sau:
(2.3)
Trong đó:
D0: hệ số chia cũ, ∑ trong biểu thức (2.1) D1: hệ số chia mới
V0: Tổng giá trị thị trƣờng cổ phiếu niêm yết cũ
V1: Tổng giá trị thị trƣờng cổ phiếu niêm yết hiện tại, đƣợc tính nhƣ sau: Trƣờng hợp niêm yết mới: V1 = V0 + Tổng thị giá cổ phiếu niêm yết mới. Trƣờng hợp hủy niêm yết: V1 = V0 – Tổng thị giá cổ phiếu hủy niêm yết.
2.1.2 Diễn biến chỉ số VNIndex giai đoạn 2007 – 2012
Biến động của thị trƣờng và thay đổi giá chứng khoán là rủi ro lớn nhất vì ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận và kết quả của nhà đầu tƣ. Hình 2.2 và Hình 2.3 trình bày diễn biến và thay đổi của chỉ số VNIndex giai đoạn 2007 – 2012.
Hình 2.2: Diễn biến VNIndex giai đoạn 2007 – 2012
Nguồn: VNDirect
Hình 2.3: Thay đổi VNIndex
Năm 2007
Khởi đầu năm 2007 với con số 751,77 điểm, chỉ sau hơn 3 tháng VNIndex đã vọt lên đỉnh 1.170,67 điểm ngày 12/3. Đây chính là giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử 8 năm phát triển của HOSE đến thời điểm đó và cũng là đỉnh cao nhất của chỉ số VNIndex đến cuối năm 2012.
Khi thị trƣờng phát triển quá nóng và mọi ngƣời đều nghĩ “quá cao” thì giảm giá là điều tất yếu. Thị trƣờng giảm liên tục từ giữa tháng 3, từ mức đỉnh 1170,67 điểm thị trƣờng rơi xuống mức đáy 905,53 vào ngày 24/4.
Khi giá nhiều mã cổ phiếu giảm khoảng 30% thì thị trƣờng bắt đầu tăng giá trong tháng 5. Thị trƣờng giai đoạn này tăng trở lại khá nhanh nhƣng không lập lại đƣợc mức đỉnh cũ, chỉ đạt 1.113,19 điểm ngày 23/5. Tuy nhiên, nỗi lo sợ về nguồn cung tăng mạnh trong hai tháng cuối năm đã làm cho TTCK giảm điểm nhƣng tính cả năm 2007 thì chỉ số VNIndex tăng hơn 23% so với đầu năm.
Năm 2008
Năm 2008 là một năm đầy thăng trầm của TTCK Việt Nam. Có thể nói, đây là năm có nhiều biến động nhất trong suốt hơn 12 năm phát triển của thị trƣờng.
Ngay đầu năm, thị trƣờng tiếp tục trong xu hƣớng điều chỉnh giảm bắt đầu từ tháng 10/2007, và VNIndex mất 21,6% số điểm sau 9 phiên giảm điểm liên tục từ ngày 14/3/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lƣợng giao dịch sụt giảm. Thị trƣờng tạo đáy 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008 và đóng cửa quý 1 với 516,85 điểm, mất 43,9% so với 921,07 điểm ngày 2/1/2008.
Ngày 15/9/2008, sự sụp đổ của Lehman Brothers đƣợc xem nhƣ cú sốc tới nền tài chính toàn cầu. Sau khi ngân hàng này tuyên bố phá sản, thị trƣờng chứng khoán các nƣớc đều sụt giảm mạnh. Và VNIndex không phải ngoại lệ khi quay đầu giảm và thiết lập đáy của năm 2008 ở mức 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. Đóng cửa thị trƣờng ngày 31/12/2008, VNIndex đạt 315,61 điểm, giảm kỷ lục 611,40 điểm, gần 70% so với mức 927,02 điểm cuối năm 2007.
Năm 2009
Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trƣởng mạnh mẽ nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao và lạm phát thấp trong năm 2009 đã góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại.
Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣng đây là một năm đánh dấu bƣớc phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam khi chỉ số VNIndex tăng hơn 56% trong năm 2009, từ mức 315,62 điểm vào ngày 31/12/2008 lên mức 494,77 điểm vào ngày 31/12/2009.
Năm 2010
Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trƣởng tín dụng, cung tiền giảm so với năm 2009 nên chỉ số VNIndex đã giảm 2,04%. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục đạt đƣợc những kết quả rất tích cực trên các mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nƣớc ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lƣợng tài khoản các nhà đầu tƣ tăng 38%...
Thị trƣờng chứng khoán trải qua một năm giao dịch biến đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc trái ngƣợc cho nhà đầu tƣ. TTCK năm 2010 không tăng ồ ạt và mạnh mẽ nhƣ năm 2009 mà chỉ có những con sóng “lăn tăn”, suy giảm mạnh nhƣng phục hồi yếu. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tác động của kinh tế vĩ mô, việc ban hành Thông tƣ 13, sức ép lãi suất cũng nhƣ lực hút từ thị trƣờng tiền tệ, bất động sản và vàng đã làm suy giảm đáng kể dòng tiền vào TTCK.
Năm 2011
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trƣờng sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hƣởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô nhƣ lạm phát cao, hệ thống
ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt đƣợc kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra.
Năm 2011 bị đánh giá là năm bĩ cực của thị trƣờng chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12/2011, VNIndex đóng cửa với 351,55 điểm và giảm 27,46% so với năm trƣớc. Kể từ khi thị trƣờng chứng khoán chính thức đi vào hoạt động, chƣa bao giờ niềm tin của nhà đầu tƣ vào thị trƣờng lại xuống thấp nhƣ năm 2011 và nhà đầu tƣ luôn ở trong trạng thái bi quan trƣớc viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế trong nƣớc lẫn thế giới.
Năm 2012
Sau khi trƣợt giảm trong năm 2011, thị trƣờng chứng khoán cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2012 cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế. Những nỗ lực trong việc kiềm chế và ổn định lạm phát của NHNN và Chính phủ đã kéo theo mặt bằng lãi suất liên tiếp đƣợc hạ xuống sau khi lạm phát giảm mạnh, giúp tháo gỡ khó khăn một phần cho các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế. Các chính sách đã đem lại sự ổn định cho kinh tế vĩ mô sau một năm 2011 nhiều biến động. Thị trƣờng đã bứt phá mạnh mẽ khi chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, VNIndex đã tăng gần 40% so với cuối năm 2011, và trở thành một trong những thị trƣờng có mức tăng ấn tƣợng trên thế giới. VNIndex đóng cửa năm 2012 với 413,73 điểm, tăng tổng cộng 62,18 điểm, tƣơng đƣơng với 17,66% so với cuối năm 2011. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.
Nhận xét diễn biến của chỉ số VNIndex giai đoạn 2007 – 2012
Nhìn lại biến động của chỉ số VNIndex trong giai đoạn 2007 – 2012 đã phân tích, nếu không xét đến năm 2010 khi VNIndex biến động không đáng kể (giảm 2%) thì 5 năm còn lại diễn biến của VNIndex theo một xu hƣớng là năm trƣớc tăng thì năm sau giảm và ngƣợc lại nhƣ trong Hình 2.3: năm 2007 tăng hơn 23% thì năm 2008 giảm mạnh 70%, đến năm 2009 tăng hơn 56,76% thì năm 2011 giảm 27,46%
rồi tăng hơn 17% vào năm 2012.
Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, biến động của VNIndex vẫn là bất ngờ và khó dự đoán đối với những chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam ở mỗi thời điểm trong giai đoạn 2007 – 2012. Rất ít ngƣời nghĩ rằng VNIndex sẽ giảm gần 70% trong năm 2008 sau hai năm tăng trƣởng ngoạn mục trƣớc đó, và đồng thời cũng hiếm có ai dự đoán VNIndex sẽ tăng mạnh 56,76% trong năm 2009 sau khi đã sụt giảm ở năm trƣớc và tƣơng tự khi dự đoán cho các năm 2010, 2011, 2012.
Tuy nhiên, giờ đây nhìn lại số liệu quá khứ thì không khó để giải thích cho diễn biến của VNIndex: với hàng loạt thông tin tốt về kinh tế vĩ mô, sự kiện Việt Nam khi gia nhập WTO, dòng vốn nƣớc ngoài ồ ạt chảy vào nƣớc ta trong năm 2007; việc Chính phủ thực hiện các biện pháp kích thích tăng trƣởng kinh tế, hỗ trợ lãi suất, nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm 2009; cũng nhƣ các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam tốt hơn trong năm 2012 thì không khó để giải thích cho sự tăng điểm của chỉ số VNIndex.
Tƣơng tự, sẽ không khó để giải thích những lý do VNIndex sụt giảm: xuất hiện những bất ổn trong kinh tế Việt Nam sau một thời gian tăng trƣởng nóng, khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra (năm 2008); và năm 2011 là do khủng hoảng nợ công châu Âu và kinh tế thế giới tăng trƣởng thấp ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Việt Nam, cũng nhƣ tình hình trong nƣớc với lạm phát cao, thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp vấn đề, …
Nhƣ vậy, qua việc phân tích diễn biến của chỉ số VNIndex và cùng với cơ sở lý thuyết đã giúp tác giả tìm đƣợc nguyên nhân giải thích cho sự biến động chỉ số này mà trong đó nổi bật là những nhân tố kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng đáng kể đến TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trƣớc khi thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam, tác giả sẽ phân tích ảnh