Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012 đƣợc trình bày trong Hình 2.4 và Hình 2.5.
Hình 2.4: Diễn biến chỉ số CPI và VNIndex
Nguồn: IMF, HOSE
Hình 2.5: Lạm phát và thay đổi VNIndex
Năm 2007
Ngoại trừ tháng 2 tăng 2,2% và tháng 3 giảm 0,26% do ảnh hƣởng của Tết nguyên đán thì cho đến tháng 10 chỉ số CPI tăng đều nhỏ hơn 1%/tháng nhƣng đến tháng 11 và 12 chỉ số CPI bắt đầu tăng tốc với mức tăng lần lƣợt là 1,20% và 2,87% khi xuất hiện những dấu hiệu bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô do sự tăng trƣởng quá nóng trong suốt giai đoạn 2006-2007. Kết thúc năm 2007, chỉ số CPI tăng 12,8%, cao hơn mức tăng 6,57% của năm 2006.
Năm 2007 thị trƣờng chứng khoán với xu hƣớng tăng xen kẽ với những lần điều chỉnh giảm. Chỉ số VNIndex tăng mạnh ngay từ tháng 1 với mức tăng hơn 38% và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 nhƣng điều chỉnh giảm vào các tháng 4, 7, 8. Sau đợt phục hồi vào tháng 9 và 10, thị trƣờng giảm điểm vào tháng 11, 12 nhƣng tính cả năm 2007 thì chỉ số VNIndex tăng hơn 23% so với đầu năm.
Nhìn chung, trong hai tháng đầu năm 2007 chỉ số VNIndex tăng trƣởng nóng do sự hứng khởi của nhà đầu tƣ trƣớc những thông tin tốt về kinh tế vĩ mô, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài chảy mạnh vào TTCK. Từ tháng 3 đến tháng 10, thị trƣờng dao động trong biên độ 900-1050 điểm khi chỉ số CPI tăng thấp và ổn định. Trong tháng 11 và 12, thị trƣờng theo xu hƣớng giảm điểm chỉ số CPI tăng mạnh. Nhƣ vậy trong năm 2007 diễn biến của CPI và VNIndex không phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa hai chỉ số này khi CPI và VNIndex đều tăng cao.
Năm 2008
Tiếp nối xu thế tăng mạnh trong hai tháng cuối năm 2007, chỉ số CPI tiếp tục gia tăng với tốc độ bình quân 1,66%/tháng trong năm 2008 và đạt đỉnh vào tháng 9/2008 ở mức 150,76, tăng 21,9% so với đầu năm 2007. Tính cả năm 2008, tỷ lệ lạm phát là 19,9% và trong năm 2008 VNIndex chỉ có một xu hƣớng giảm với sự sụt giảm nghiêm trọng là 70%. Mối quan hệ ngƣợc chiều giữa CPI và VNIndex trong năm 2008 là phù hợp với lý thuyết.
Năm 2009
Năm 2009, Chính phủ quyết tâm hơn trong việc phòng chống lạm phát, và đạt đƣợc những thành quả nhất định. Lạm phát tính theo cuối kỳ năm 2009 chỉ ở mức 6,52%, tính trung bình cả năm đạt 6,88%, đạt mục tiêu dƣới 7%. Đây đƣợc xem là mức vừa phải có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì CPI của Việt Nam vẫn ở mức cao.
Năm 2009, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣng là một năm đánh dấu bƣớc phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam khi chỉ số VNIndex tăng 57% so với năm 2008 và thanh khoản của thị trƣờng cũng dần đƣợc cải thiện. Tính thanh khoản của thị trƣờng tăng mạnh không chỉ do lƣợng cổ phiếu niêm yết tăng mà còn do dòng tiền đã đổ vào thị trƣờng một cách mạnh mẽ trong giai đoạn này.
Diễn biến của CPI và VNIndex trong năm 2009 trái ngƣợc hoàn toàn với năm trƣớc khi CPI theo xu hƣớng giảm hoặc tăng thấp và VNIndex theo xu hƣớng tăng điểm để kết thúc năm 2009 với mức tăng gần 57% so với năm trƣớc cho thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa hai chỉ số này.
Năm 2010
Năm 2010 áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 11,75% so với năm trƣớc, vƣợt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội giao cho Chính phủ lúc đầu năm (không quá 7%). Trong khi các biến số vĩ mô không đƣợc khả quan, thị trƣờng đầu cơ bất động sản chƣa có dấu hiệu khởi sắc, cùng với những biến động mạnh của các kênh đầu tƣ vàng, USD, lãi suất, nguồn cung cổ phiếu dồn dập nhƣng lực cầu thị trƣờng giảm đã khiến chứng khoán đôi lúc trầm lắng, giao dịch ít ỏi, khiến chỉ số VNIndex ổn định trên 400 mà không trở về đƣợc ngƣỡng tâm lý 500. Thị trƣờng chứng khoán năm 2010 không tăng ồ ạt và mạnh mẽ nhƣ năm 2009 mà chỉ có những con sóng “lăn tăn”, suy giảm mạnh nhƣng phục hồi yếu. Nhƣ vậy mối quan hệ giữa CPI và VNIndex trong năm 2010 không phù hợp với lý thuyết.
Năm 2011
Lạm phát đƣợc xem là biến số vĩ mô đƣợc giới đầu tƣ đặc biệt quan tâm bởi những diễn biến phức tạp của nó trong năm 2011. Sau khi liên tiếp tăng cao và đạt đỉnh ở mức 23,02% vào tháng 8/2011 lạm phát theo năm đã quay đầu giảm tốc xuống còn 18,13% vào cuối tháng 12/2011. Con số này vƣợt xa mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 7-8% mà Chính phủ đặt ra vào đầu năm và gần sát với mục tiêu lạm phát điều chỉnh dƣới 18% của Chính phủ.
Năm 2011, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kìm chế lạm phát: cắt giảm đầu tƣ công, cắt giảm tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán và tăng trƣởng tín dụng và đặc biệt là chủ trƣơng cắt giảm tỷ lệ dƣ nợ tín dụng phi sản xuất (bao gồm cả cho vay chứng khoán) trên tổng dƣ nợ của ngành ngân hàng xuống 22% (30/6/2011) và 16% (31/12/2011). TTCK Việt Nam là một trong những thị trƣờng sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011.
Nhƣ vậy, trái ngƣợc với xu hƣớng tăng mạnh của chỉ số CPI là sự sụt giảm của chỉ số VNIndex khi TTCK đóng cửa năm 2011 ở mức 351,60 điểm, giảm hơn 27% so với năm trƣớc, điều này cho thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa CPI và VNIndex trong năm 2011.
Năm 2012
Chất lƣợng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã đƣợc cải thiện nhiều so với năm 2011. Lạm phát giảm đáng kể, giúp chính phủ có cơ sở hạ lãi suất 6 lần trong năm. Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần nhƣ đƣợc chế ngự. Dự trữ ngoại hối trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể so với năm 2011.
Các nhân tố vĩ mô đều khởi sắc đặc biệt là lạm phát giảm đáng kể so với 2 năm trƣớc khi chỉ số VNIndex tăng một mạch lên đỉnh 488,07 điểm vào ngày 8/5/2012. Với mức tăng hơn 48% trong 5 tháng đầu năm, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vụt sáng trở lại và từ nửa sau tháng 2 trở đi, thanh khoản bắt đầu tăng vọt
và duy trì liên tục mức giao dịch từ 1.500 tỷ đồng/phiên trở lên cho tới tận tuần đầu tiên của tháng 6. Đây là quy mô giao dịch cực kỳ ấn tƣợng vì năm 2011 là năm mà thanh khoản thị trƣờng sụt giảm thấp nhất trong 3 năm gần nhất.
Nguyên nhân của đợt sóng tăng giá này cũng chính là lý do khiến thị trƣờng lao dốc thẳng đứng trong 4 tháng cuối năm 2011: lạm phát và lãi suất. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ đỉnh 23% trong tháng 8/2011 đƣợc đƣa về quanh 7% vào thời điểm giữa năm 2012 là một tốc độ điều chỉnh thần kỳ. Mức tăng CPI theo tháng ngay từ tháng 2 đã cho dấu hiệu khả quan và thị trƣờng chứng khoán luôn nhạy cảm đến mức chỉ cần nhìn thấy một xu hƣớng chứ chƣa cần thấy một kết quả, đã phản ứng rất mạnh.
Nhƣ vậy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chỉ số CPI và VNIndex trong năm 2012 là phù hợp với lý thuyết khi CPI theo xu hƣớng giảm thì VNIndex tăng điểm.
Nhận xét mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012
Qua diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007-2012 có thế thấy mối quan hệ giữa hai chỉ số này: khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh vƣợt quá tầm kiểm soát thì chỉ số giá chứng khoán VNIndex sụt giảm mạnh vào năm 2008, 2011 và giảm điểm năm 2010. Ở chiều ngƣợc lại, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thấp thì chỉ số giá chứng khoán VNIndex tăng điểm (năm 2007, 2009, 2012). Nhƣ vậy, có thể kết luận mối quan hệ ngƣợc chiều giữa CPI và VNIndex khi CPI tăng mạnh nhƣng khi CPI tăng thấp thì CPI và VNIndex có mối quan hệ cùng chiều nhƣ trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Quan hệ giữa CPI và VNIndex
Năm CPI VNIndex Mối quan hệ 2008, 2010, 2011 Tăng cao Giảm điểm Ngƣợc chiều 2007, 2009, 2012 Tăng thấp Tăng điểm Cùng chiều
2.2.2 Lãi suất
Diễn biến của lãi suất và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012 đƣợc trình bày trong Hình 2.6.
Hình 2.6: Diễn biến lãi suất tiền gửi và VNIndex
Nguồn: IMF, HOSE
Năm 2007
Năm 2007, lãi suất tiền gửi huy động nhìn chung đƣợc duy trì ổn định ở mức tƣơng đối thấp là 7-8%/năm. Tƣơng ứng với thời gian này, TTCK trải qua sự tăng trƣởng và điều chỉnh suốt năm 2007. Nhìn nhận trực quan, dƣờng nhƣ không thấy có sự ảnh hƣởng nào của lãi suất, cụ thể là lãi suất huy động tiền gửi lên diễn biến thị trƣờng giai đoạn này. Bởi lãi suất có khuynh hƣớng đi ngang, ổn định, trong khi VNIndex có nhiều biến động.
Năm 2008
Với xu hƣớng lạm phát tăng mạnh ngay từ đầu năm 2008, các ngân hàng thƣơng mại đã đẩy lãi suất huy động tăng mạnh lên 16% – 18% trong và 20%–21% đối với các khoản vay. Lãi suất tiền gửi đƣợc nâng lên mức cao kỷ lục, một phần nhằm kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, một phần ảnh hƣởng là do TTCK đã phát triển quá nóng, nguy cơ sụp đổ rất gần, tăng lãi suất, để giảm bớt lƣợng tiền đổ vào chứng khoán, giảm nhiệt cho thị trƣờng. Từ quý 3, với tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng có xu hƣớng tăng chậm và giảm, NHNN đã
từng bƣớc nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất giảm nhanh về 8% vào cuối năm. Cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô và sự tăng trƣởng nóng trong năm 2007, đóng cửa năm 2008 chỉ số VNIndex sụt giảm mạnh với gần 70% so với đầu năm. Lãi suất tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2008 và bắt đầu giảm từ tháng 8/2008 nhƣng chỉ số VNIndex vẫn theo xu hƣớng giảm trong cả năm 2008, điều này cho thấy trong năm 2008 lãi suất không phải là nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến diễn biến của TTCK Việt Nam khi sự tăng trƣởng quá nóng trong giai đoạn 2006 – 2007 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra mới là nguyên nhất quyết định.
Năm 2009
Sau năm 2008 biến động và leo thang chƣa từng có trong lịch sử thì sang 6 tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản với lãi suất huy động là 7%/năm. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thƣơng mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lƣợt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đƣờng cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các ngân hàng thƣơng mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên có tới 10,5%/năm (chƣa tính các hình thức khuyến mại, cộng thƣởng gián tiếp). Với diễn biến này, NHNN phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trƣờng hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm. Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Khi lãi suất huy động giảm trong năm 2009, thị trƣờng chứng khoán đã phục hồi từ mức đáy 235,50 điểm ngày 24/2/2009 và đóng cửa 494.77 điểm năm 2009 với mức tăng hơn 56,7% so với đầu năm. Năm 2009 cho thấy mối quan hệ ngƣợc
chiều khá rõ giữa lãi suất huy động và chỉ số VNIndex: VNIndex có xu hƣớng tăng trong 9 tháng đầu năm khi lãi suất huy động giảm và ổn định, nhƣng khi lãi suất huy động tăng từ quý IV thì VNIndex bắt đầu giảm điểm đến cuối năm. Nhƣ vậy mối quan hệ ngƣợc chiều trong năm 2009 giữa lãi suất và VNIndex là phù hợp với lý thuyết.
Năm 2010
Lãi suất tiền gửi trong 9 tháng đầu năm đƣợc duy trì ở mức 10%-11%/năm, tuy nhiên có sự tăng đột biến vào ba tháng cuối năm khi lãi suất tăng từ 11%/năm lên 13,88%/năm. Chỉ số VNIndex dao động với biên độ hẹp 450-500 điểm và có xu hƣớng đi ngang trong năm này. Thị trƣờng đóng cửa cuối năm ở mức 484,66 điểm, giảm 2,04% so với đầu năm. Điều này cho thấy chỉ số VNIndex ít biến động khi lãi suất tiền gửi ổn định.
Năm 2011
Khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao vào những tháng cuối năm, lãi suất huy động của ngân hàng đã đẩy lên mức 14%/năm và khi kịch bản lạm phát tăng cao năm 2009 có dấu hiệu lặp lại vào năm 2011, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô khi ban hành Nghị quyết 11 vào ngày 24/02/2011 với chủ trƣơng chính là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt khi NHNN quy định lãi suất huy động tối đa 14% trong suốt năm 2011 và thực tế xảy ra là các ngân hàng thƣơng mại thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 18-19%/năm. Với mức lãi suất cao ngất ngƣỡng này, dòng tiền đổ vào ngân hàng là điều đƣơng nhiên khiến TTCK càng trở nên bi đát hơn. Phù hợp với lý thuyết mối quan hệ giữa lãi suất huy động và chỉ số giá chứng khoán, tƣơng ứng trong thời gian này, chỉ số VNIndex trong xu hƣớng giảm điểm kéo dài khi lãi suất đƣợc duy trì ở mức cao và kết thúc năm mới mức giảm 27,46% so với đầu năm.
Năm 2012
Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI bắt đầu giảm là một đợt ép cắt giảm lãi suất huy động chóng mặt chƣa từng thấy. Công cụ hành chính trần lãi suất liên tiếp bơm thuốc kích thích cho thị trƣờng chứng khoán. Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6, NHNN liên tiếp 5 lần ép trần lãi suất huy động giảm từ mức 14% xuống còn 9%.
Đi cùng với đó là hàng loạt những thông tin tích cực về công tác thanh tra, giám sát, xử phạt mạnh tay hoạt động “đi đêm” lãi suất khiến kênh “đầu tƣ” tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn, lãi suất huy động đã giảm về mức 8%/năm vào cuối năm. Kênh chứng khoán lại khởi sắc trở lại và kỳ vọng về làn sóng tiền tiết kiệm đổ vào chứng khoán đã làm tăng tốc đáng kể chu kỳ phục hồi đang diễn ra và thị trƣờng đóng cửa với VNIndex đạt 413,70 điểm – tăng 17,66% so với đầu năm. Nhƣ vậy, mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lãi suất và chỉ số VNIndex trong năm 2012 là phù hợp với lý thuyết.
Nhận xét mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012
Qua diễn biến của lãi suất tiền gửi và TTCK giai đoạn 2007 - 2012 có thể nhận thấy mối quan hệ ngƣợc chiều nhau lãi suất tiền gửi và chỉ số giá chứng khoán VNIndex: khi khi lãi suất thấp hoặc khi lãi suất cao nhƣng có xu hƣớng giảm thì chỉ số VNIndex tăng điểm và khi lãi suất cao thì chỉ số VNIndex giảm điểm nhƣ đƣợc trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Quan hệ giữa lãi suất và VNIndex