Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2012, so với cùng kỳ năm trƣớc, số doanh nghiệp niêm yết lỗ lũy kế là 143 công ty, tăng gấp 1,7 lần, số công ty có lợi nhuận sụt giảm là 438 công ty, tăng 12%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình chỉ đạt 8% (thấp hơn lãi suất ngân hàng).
Ngoài tình trạng kinh tế khó khăn, các bất ổn trong kinh tế vĩ mô, lãi suất cao, hàng tồn kho tăng do sức cầu giảm sút thì một nguyên nhân nữa là do trong giai đoạn TTCK phát triển nóng, các công ty niêm yết đua nhau lên sàn và dễ dàng huy động vốn với giá trị thặng dƣ rất cao nhƣng không đầu tƣ vào công nghệ sản xuất đúng lĩnh vực kinh doanh chính của mình mà thực hiện đầu tƣ tài chính trên TTCK là do sự giám sát của cổ đông cũng nhƣ cơ quan quản lý chƣa thật chặt chẽ về việc sử dụng vốn huy động đƣợc trong giai đoạn này. Giờ đây, khi TTCK sụt giảm mạnh thì hậu quả do đầu tƣ chứng khoán của các công ty này vẫn còn nặng nề khi phải lo trích lập dự phòng giảm giá do những khoản thua lỗ này gây ra.
Vấn đề quản trị công ty, quản trị rủi ro, công bố thông tin không ngừng đƣợc hoàn thiện nhƣng mức độ tuân thủ vẫn còn hạn chế. Chất lƣợng báo cáo tài chính kiểm toán còn chƣa cao khi những vi phạm về gian lận vẫn còn tồn tại, doanh nghiệp cố tình “thổi phồng” lợi nhuận hoặc che dấu bớt lợi nhuận ngày càng gia tăng. Lợi nhuận của doanh nghiệp trƣớc và sau kiểm toán phát sinh chênh lệch đến hàng trăm tỷ đồng. Nếu không giám sát chặt chẽ báo cáo tài chính hàng quý thì các doanh nghiệp sẽ cố tình làm sai để trục lợi. Điều này rất nguy hiểm đối với thị trƣờng chứng khoán khi thông tin bị bóp méo.
Nguyên nhân: mặc dù khung pháp lý hiện nay có quy định về công bố thông tin và các vấn đề quản trị công ty, nhƣng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định này, gây hoang mang cho nhà đầu tƣ là do chế tài, xử phạt chƣa nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp vi phạm và nhận thức của những đối tƣợng tham gia thị trƣờng chƣa cao.