Theo nghiên cứu của Humpe and Macmillan (2007), các tác giả thực hiện mô hình véc-tơ hiệu chỉnh sai số VECM để so sánh ảnh hƣởng của các biến vĩ mô là chỉ số sản xuất công nghiệp IP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, cung tiền M1, lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm TB (đối với TTCK Mỹ) và lãi suất chiết khấu Disco (đối với TTCK Nhật Bản) đến giá cổ phiếu ở thị trƣờng chứng khoán Mỹ và Nhật Bản trong dài hạn. Bộ dữ liệu là lấy lôgarit tự nhiên theo tháng của các biến này trong khoảng thời gian từ tháng 1/1965 đến tháng 6/2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với chỉ số S&P 500 của TTCK Mỹ tồn tại một véc-tơ đồng liên kết với giá chứng khoán tƣơng quan cùng chiều với sản xuất công nghiệp, tƣơng quan ngƣợc chiều với cả chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất dài hạn, tƣơng quan cùng chiều nhƣng không đáng kể với cung tiền. Đối với chỉ số Nikkei 225 của TTCK Nhật Bản các tác giả phát hiện tồn tại hai véc-tơ đồng liên kết: véc-tơ đồng liên kết thứ nhất cho thấy giá chứng khoán tƣơng quan cùng chiều với sản xuất công nghiệp, tƣơng quan ngƣợc chiều với cung tiền và véc-tơ đồng liên kết thứ hai cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều của chỉ số sản xuất công nghiệp đối với cả chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất dài hạn.
Trên thị trƣờng chứng khoán Ấn Độ, Naka et al (1998) sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô là chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền M1, lãi suất tiền gửi liên ngân hàng Bombay và chỉ số chứng khoán BSE (Bombay Stock Exchange). Kết quả kiểm định cho thấy có quan hệ đồng liên kết và tồn tại ba mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến này: mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ trung lập trong dài hạn và mối quan hệ giữa lãi suất đến giá chứng khoán và thứ ba là mối quan hệ giữa giá chứng khoán đến tổng sản lƣợng quốc nội (Gross Domestic Product-GDP). Nghiên cứu chỉ ra rằng sản xuất công nghiệp là nhân tố ảnh hƣởng tích cực nhất trong khi lạm phát là nhân tố tác động tiêu cực đến giá chứng khoán.
biến kinh tế vĩ mô và các chỉ số trên TTCK Xin-ga-po (Maysami et al, 2005): chỉ số SES All-S Equities và chỉ số SES All-S Equities Property có mối quan hệ đáng tin cậy với tất cả cả biến vĩ mô; đối với chỉ số SES All-S Equities Finance thì hai biến hoạt động kinh tế thực và cung tiền không có ý nghĩa; trong khi các biến cung tiền, lãi suất ngắn hạn và dài hạn có tác động không đáng tin cậy đến chỉ số SES All-S Equities Hotel.
Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô nhƣ chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền, tỷ giá đến biến động chỉ số giá chứng khoán của một số TTCK nƣớc ngoài, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng và mức ý nghĩa của các biến trên mỗi thị trƣờng có thể khác nhau. Tuy nhiên, để tăng cơ sở trƣớc khi thực hiện kiểm định các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến chỉ số giá chứng khoán VNIndex tác giả sẽ tìm hiểu thêm những nghiên cứu đã đƣợc tiến hành trên TTCK Việt Nam.