Những hạn chế trong quản lý giá thành xây dựng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QU ẢN LÝGIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 54)

Trong thực tế hoạt động đầu t ư và xây dựng, công tác quản lý giá thành xây dựng còn bộc lộ một số tồn tại sau:

 Còn thiếu căn cứ, cơ sở khoa học để xác định các chỉ tiêu về giá thành sản

phẩm xây dựng trong các giai đoạn của quá trìnhĐT&XD như: TMĐT, TDT,... Các

chỉ tiêu này được xác định theo cách ước tính.

 Một số công việc ch ưa có định mức, đơn giá, hoặc có định mức, đơn giá nhưng đã lạc hậu, không còn phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ và tình hình quản lý giáthành xây dựng hiện nay.

Ví dụ: danh mục công tác xây dựng đã có vừa thiếu nhiều lại vừa lạc hậu với

kỹ thuật, công nghệ xây dựng tiến tiến, với việc sử dụng vật liệu mới. Định mức cho

công tác lắp đặt máy, thiết bị công nghệ quá chi tiết và phương thức lắp đặt chúng

không phù hợp với kỹ thuật chế tạo các máy, thiết bị công nghệ hiện nay; Trị số các

khoản mục hao phí trong định mức (đặc biệt là hao phí vật liệu) mang tính bình quân gia quyền, đã làm sai lệch với tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.

 Tính trùng lặp đơn giá (trùng lặp cả đơn giá hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá), hay tính thiếu đơn giá (ví dụ:có chi phí sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn

hoặc kết cấu thép nhưng không tính chi phí lắp đặt các loại cấukiện hoặc kết cấu).

 Áp dụng không đúng các quy định điều chỉnh đ ơn giá hoặc từng khoản mục

chi phí của đơn giá trong dự toán: (điều chỉnh chi phí vật liệu, chi phí máy, nhân công đối với công trình cải tạo, sửa chữa; điều chỉnh chi phí máy thi công theo v ị trí địa lý từng khu vực..; không đúng nhóm tiền l ương nhân công xây d ựng theo loại

công tác xây dựng do cơ quan có thẩm quyền quy định...)

 Mức giá tính không chuẩn xác khi bổ sung mới hoặc điều chỉnh đ ơn giá công

tác xây dựng hoặc phải vận dụng đ ơn giá tương tự; Sai thông số đầu vào khi tính các khoản chi phí trong đơn giá; Mức độ chi tiết hay tổng hợp của đ ơn giá công tác xây dựng không thống nhất; Hoặc chưa điều chỉnh, bổ sung đơn giá, dự toán khi có

sự thay đổi chế độ chính sách về giá cả, tiền l ương...

 Tính chưa đúng tiên lư ợng dự toán công trình (thiếu, thừa khối lượng tính từ

thiết kế, có khối lượng cho công tác gia công, sản xuất kết cấu nh ưng lại thiếu khối lượng công tác lắp dựng, tính trùng lặp khối lượng xây lắp,...).

 Những sai sót khi áp dụng các chế độ chính sách khác của Nh à nước có liên

quan đến khu vực xây dựng và đặc thù riêng của từng công trình, công tác xây dựng.

 Việc thẩm tra, thẩm định giá xây dựng qua quá nhiều cửa gây khó khăn cho

việc thanh quyết toán công trình, kéo dài thời gian. Đôi khi xét duyệt xong thì việc

chi trả giải ngân lại quá chậm.

 Quản lý giá trong đấu thầu xây dựng còn nhiều tồn tại như giá gói thầu trong

kế hoạch đầu thầu sẽ khó có thể là mức giá hợp lý là giá trần khi xét thầu vì giá gói thầu không có một điều kiện ràng buộc nào (có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn dự tóan

hay tổng dự toán được duyệt).

Ví dụ: Nhiều Chủ đầu tư sử dụng mức vốn xây dựng trong TMĐT làm mức

giá xét thầu khi đấu thầu xây dựng, đã làm cho mức giá trúng thầu của nhà thầu

khi đấu thầu lựa chọn tổng thầu thực hiện phần xây dựng của dự án, thực tế cho

thấy mức chênh lệch này thường từ 13% - 30%.

 Hiện tượng bỏ giá thầu thấp hiện nay dẫn tới các hiện t ượng làm bừa, làmẩu, bớt xén nguyên vật liệu, gây tổn hải đến chất l ượng công trình, ảnh hưởng đến lợi

ích dài hạn và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ:Qua kết quả nghiên cứu, phân tích những vấn đề còn bất cập khi xác định giá đánh giá và thực trạng giá trúng thầu theo kết quả đấu thầu cho thấy nhiều

công trình có giá bỏ thầu thấp hơn nhiều so với giá gói thầu đ ược cơ quan tư vấn

thẩm định. Thậm chí có gói thầu, giá trúng thầu chỉ bằng 45% giá gói thầu đ ược

thẩm định. Điều đó cho thấy ph ương pháp xác định giá trúng thầu là giá bỏ thấp

nhất không những không phản ánh một cách trung thực và khách quan giá trị của

gói thầu mà còn là nguyên nhân gây nên những phức tạp trong công tác quản lý giá

thành xây dựng, dẫn đến những thất thoát về kinh tế.

 Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng kh ối lượng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư đã làm tăng giá trị công

trình, gây thất thoát, lãng phí vốn cho nhà nước.

 Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cũng còn nhiều tồn tại như

nhiều dự án khi làm báo cáo quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán trước khi phê duyệt quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức đơn giá, không

phù hợp với chế độ Nhà nước qui định. Thực tế công tác quyết toán vốn đầu tư dự án

hoàn thànhở các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện chưa nghiêm và còn chậm.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QU ẢN LÝGIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)