Đánh giá chung về hiện trạng quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam 1 Những thành tựu trong quản lý giáthành xây dựng:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QU ẢN LÝGIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 53)

Năm 1986 được coi là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt nam đã đề ra chủ trương đổi mới đất nước, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của công

tác quản lý giá thành xây dựng ở Việt nam có thể đ ược phân chia thành hai giai

đoạn chủ yếu: từ năm 1986 trở về trước và từ năm 1986 đến nay.

Qua nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết quá trình hình thành và phát triển

công tác quản lý giá thành xây dựng ở nước ta qua các giai đoạn nói trên có thể cho

một số nhận xét, đánh giá tổng quan như sau:

Thời kỳ từ năm 1986 trở về tr ước: là thời kỳ mà công tác quản lý giá xây

dựng nặng về mệnh lệnh h ành chính, ôm đồm từ các cơ quan quản lý của Nhà nước,

hệ thống văn bản, Chỉ thị, Thông t ư... luôn ở dạng xử lý tình thế cụ thể, việc kết hợp

giữa kỹ thuật và kinh tế thường tách rời nhau, dẫn đến tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong việc lập và quản lý giá thành xây dựng ở các tổ chức thiết kế

và các Chủ đầu tư chưa cao. Thông thường, người ta chỉ tập trung tâm lực vào việc

quản lý giá thành xây dựng ở giai đoạn thi công là chủ yếu, họ chỉ lo thẩm định dự

toán thi công, lo tính giá thanh quyết toán và lo kiểm tra hoá đơn, chứng từ tài chính. Vì vậy, giáthành xây dựng chưa phản ánh được thực tế khách quan là điều tất yếu.

Thời kỳ từ năm 1986 đến nay: là thời kỳ thực sự đổi mới trong quản lý giá

thành xây dựng. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nh à nước phù hợp với thể chế

chính trị ở Việt Nam đã được xác định, hệ thống văn bản QPPL trong đầu t ư xây

dựng nói chung và trong lĩnh vực quản lý giá thành xây dựng nói riêng ngày càng

được hoàn thiện rõ ràng hơn, đầy đủ hơn cả về nội dung và phương thức quản lý...

Cùng với thời gian hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các đ ơn giá xây dựng

công trình ngày càng được hoàn thiện hơn và có sự thống nhất hơn giữa các Bộ,

Ngành nên việc áp dụng các định mức, đ ơn giá này có thuận tiện hơn trong công tác

quản lý, kiểm soát và kiểm tra giáthành xây dựng công trình.

Chính vì vậy đã làm cho giá thành xây dựng trở thành công cụ quản lý kinh tế

hết sức quan trọng của Nhà nước trong công nghiệp xây dựng, hiệu quả đầu t ư đã cải

thiện, khắc phục được nhiều mặt tồn tại so với tr ước đây, đáp ứng nhu cầu xây dựng

của xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QU ẢN LÝGIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)