Xem xét ý nghĩa của các biến được rút trích nhân tố:
Nhân tố thứ nhất: toàn bộ biến quan sát của khái niệm chất lượng cảm nhận và danh tiếng đều được gom về nhân tố này. Xem xét lại đặc điểm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ IDC có thể thấy rằng, chất lượng và danh tiếng có sự tương đồng với nhau. Một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp với chất lượng dịch vụ tốt, đồng nghĩa với việc nhà cung cấp đó cũng có danh tiếng tốt và ngược lại. Vì vậy, nhân tố này được đặt tên lại là Chất lượng và danh tiếng, gọi tắt là F1. Nhân số của F1sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến quan sát đo lường 2 khái niệm chất lượng cảm nhận và danh tiếng.
Nhân tố thứ 2: là nhân tố được rút trích từ các biến quan sát của khái niệm giá cả hành vi. Nhân tố này cũng sẽ được đặt tên là Giá cả hành vi, gọi tắt là F2. Cách tính nhân số của F2 sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến quan sát đo lường khái niệm giá cả hành vi.
Nhân tố thứ 3: là nhân tố được rút trích từ các biến quan sát của khái niệm chất lượng hỗ trợ. Nhân tố này cũng sẽ được đặt tên là chất lượng hỗ trợ, gọi tắt là F3. Cách tính nhân số của F3 sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến quan sát đo lường khái niệm chất lượng hỗ trợ.
Nhân tố thứ 4 là nhân tố được rút trích từ các biến quan sát của khái niệm phản ứng cảm xúc. Nhân tố này cũng sẽ được đặt tên là phản ứng cảm xúc, gọi tắt là F4. Cách tính nhân số của F4 sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến quan sát đo lường khái niệm phản ứng cảm xúc.
Nhân tố thứ 5: là nhân tố được rút trích từ các biến quan sát của khái niệm giá cả mang tính tiền tệ. Nhân tố này cũng sẽ được đặt tên là giá cả mang tính tiền tệ,
gọi tắt là F5. Cách tính nhân số của F5sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến quan sát đo lường khái niệm giá cả mang tính tiền tệ.
Như vậy, mô hình được hiệu chỉnh lần 2 như sau:
Hình 4.1: Mô hình giá trị cảm nhận khách hàng trong lĩnh vực IDC
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Các giả thuyết đặt lại theo mô hình hiệu chỉnh lần 2 như sau:
Giả thuyết H1: “Nếu chất lượng cảm nhận và danh tiếng về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo”.
Giả thuyết H2: “Nếu giá cả hành vi được khách hàng cảm nhận về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo”.
Giả thuyết H3: “Nếu chất lượng hỗ trợ về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo”.
Giả thuyết H4: “Nếu phản ứng cảm xúc của khách hàng về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo”.
Giả thuyết H5: “Nếu giá cả mang tính tiền tệ được khách hàng cảm nhận về dịch vụ IDC tăng hay giảm thì giá trị cảm nhận khách hàng cũng tăng hay giảm theo”.