Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRUNG TÂM DỮ LIỆU MẠNG TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG.PDF (Trang 40)

4.3.1. Độ tin cậy của thang đo

Như đã phân tích trong mục 3.1.2.4, độ tin cậy của thang đo sẽ được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Và điều kiện để thang đo có độ tin cậy là hệ số Cronbach Alpha vẫn nằm trong mức từ 0.6 cho đến 0.95 và những biến nào có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến Thang đo chất lượng hỗ trợ. Cronbach Alpha: 0.805

HT1 7.73 1.186 .581 .888

HT2 7.70 1.553 .750 .658

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến Thang đo chất lượng cảm nhận. Cronbach Alpha: 0.796

CL1 15.34 5.481 .550 .765

CL2 15.15 5.732 .502 .779

CL3 15.30 5.272 .654 .734

CL4 15.27 5.281 .669 .730

CL5 15.35 4.983 .538 .777

Thang đo danh tiếng. Cronbach Alpha: 0.874

DT1 15.40 5.134 .735 .839

DT2 15.08 5.196 .690 .851

DT3 15.08 5.737 .620 .866

DT4 15.19 5.451 .731 .842

DT5 15.42 4.940 .748 .837

Thang đo phản ứng cảm xúc. Cronbach Alpha: 0.699

PU1 11.32 2.193 .519 .614

PU2 11.56 2.156 .496 .627

PU3 11.06 2.516 .315 .732

PU4 11.42 1.925 .619 .542

Thang đo giá cả mang tính tiền tệ. Cronbach Alpha: 0.574

GC1 10.23 1.506 .494 .387

GC2 10.15 2.050 .036 .764

GC3 10.18 1.550 .529 .370

GC4 10.22 1.556 .483 .401

Thang đo giá cả hành vi. Cronbach Alpha: 0.702

HV1 10.84 2.807 .612 .564

HV2 10.77 2.507 .685 .504

HV3 10.72 2.462 .684 .502

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến Thang đo giá trị cảm nhận khách hàng. Cronbach Alpha: 0.841

GTCN1 11.20 2.865 .681 .796

GTCN2 10.92 2.969 .575 .841

GTCN3 11.13 2.554 .793 .743

GTCN4 11.39 2.836 .656 .806

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

Dựa vào bảng 4.1 về kết quảphân tích hệ số Cronbach Alpha cho thấy:

 Các thang đo chất lượng cảm nhận, chất lượng hỗ trợ, danh tiếng, phản ứng cảm xúc, giá trị cảm nhận khách hàng đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3.

 Thang đo giá cả mang tính tiền tệ có hệ số Cronbach Alpha < 0.6. Như vậy, xét về mặt lý thuyết, thang đo này không đủ độ tin cậy để tiếp tục thực hiện bước tiếp theo. Tuy nhiên, khi xem xét hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát GC2, có thể thấy hệ số tương quan biến tổng của biến này là 0.036, hệ số này < 0.3, không đạt được yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng. Nếu loại biến này, hệ số Cronbach Alpha sẽ tăng từ 0.574 lên 0.764. Như vậy, biến quan sát này sẽ được loại khỏi thang đo và thang đo này sẽ được kiểm định lại độ tin cậy sau khi loại biến GC2.

 Ngoài ra, trong thang đo giá cả hành vi, biến quan sát HV4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.079, hệ số này < 0.3. Nghĩa là, biến này sẽ được loại khỏi thang đo. Đồng thời, thang đo này cũng sẽ được kiểm định lại hệ số Cronbach Alpha.

Sau khi kiểm định lại độ tin cậy thang đo giá cả mang tính tiền tệ và giá cả hành vi cho thấy hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong 2 thang đo này đều đạt yêu cầu. Như vậy, sau khi loại 2 biến quan sát GC2 và HV4 ra khỏi thang đo, toàn bộ các biến quan sát còn lại bao gồm 27 biến sẽ được đưa vào phân tích trong phần tiếp theo (xem thêm tại phụ lục 8).

4.3.2. Đánh giá giá trị của thang đo

Để đánh giá giá trị của thang đo, tác giả sử dụng phân tích nhân tố EFA. Theo một số quan điểm về điều kiện để có thể sử dụng được phân tích nhân tố, thông thường phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

 Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): là một chỉ số đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố EFA thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố không phù hợp với tập dữ liệu đang khảo sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

 Kiểm định Bartlett: dùng để kiểm định ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I (là ma trận có các thành phần bằng không và đường chéo bằng 1). Nếu kiểm định này có mức ý nghĩa Sig < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau. Như vậy, để sử dụng được phân tích nhân tố, mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett phải < 0.05 (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Khi kiểm định hệ số KMO và Bartlett đạt yêu cầu, bước tiếp theo để đánh giá phân tích nhân tố EFA, cần tiếp các điều kiện sau:

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố EFA. Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu là 50 thì hệ số tải nhân tố phải > 0.75, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì hệ số tải nhân tố phải > 0.55. Như vậy, nghiên cứu này dùng 332 mẫu, thì hệ số tải nhân tố > 0.55 là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, theo Jabnoun & Al-Tamimi (2003) thì sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải đảm bảo ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

 Thông số Eigenvalue: là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích nhân tố. Với tiêu chí này số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue ≥ 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

 Thông số phần trăm phương sai trích (Variance Explained Criteria): mô hình EFA phù hợp khi tổng phương sai trích phải đạt tối thiểu từ 50% trở lên.

4.3.2.1. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc theo bảng 4.2 và 4.3 cho thấy:

 Hệ số KMO = 0.782, đạt được điều kiện > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu khảo sát.

 Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett Sig = 0.00, đạt được điều kiện < 0.05.

 Hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều đạt được điều kiện > 0.55.

 Tổng phương sai trích = 67.917%, đạt được điều kiện > 50%. Chỉ số Eigenvalue của biến phụ thuộc là 2.717>1 (xem thêm tại phụ lục 9).

Bảng 4.2: Kết quả điểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO .782

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương 566.510

Bậc tự do 6

Hệ số Sig. .000

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

Bảng 4.3: Kết quả hệ số tải nhân tố của biến phụ thuộc

Nhân tố 1 GTCN1 .832 GTCN2 .744 GTCN3 .902 GTCN4 .811

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

4.3.2.2. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Hệ số KMO .848

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương 3575.405

Bậc tự do 253

Hệ số Sig. .000

Bảng 4.5: Kết quả hệ số tải nhân tố của biến độc lập Nhân tố 1 2 3 4 5 CL1 .673 CL2 .652 CL3 .750 CL4 .749 CL5 .623 HT1 .786 HT2 .908 HT3 .895 DT1 .784 DT2 .733 DT3 .598 DT4 .738 DT5 .830 GC1 .796 GC3 .813 GC4 .809 HV1 .826 HV2 .922 HV3 .881 PU1 .670 PU2 .691 PU3 .606 PU4 .746

(Nguồn: từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)

Dựa vào bảng 4.4 và 4.5 về kết quả kiểm định hệ số KMO, kiểm định Bartlett, kết quả hệ số tải nhân tố của biến độc lập và bảng phân tích nhân tố EFA (xem thêm phụ lục 9) cho thấy 23 biến quan sát được rút trích thành 5 tố, trong đó:

 Hệ số KMO = 0.848, đạt được điều kiện > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu khảo sát.

 Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett Sig = 0.00, đạt được điều kiện < 0.05, nghĩa là giả thuyết về ma trận tương quan là ma trận đơn vị bị bác bỏ, tức là các biến có mối quan hệ với nhau.

 Hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều đạt được điều kiện > 0.55. Ngoài ra, một số biến quan sát được phân tán trên nhiều nhân tố như CL1, CL5, DT1, DT2, DT3, DT4, PU1, PU2, PU4. Tuy nhiên, các biến quan sát này vẫn đảm bảo sự khác biệt hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố với nhau > 0.3. Như vậy, các biến quan sát này vẫn tiếp tục được giữ lại cho phần phân tích tiếp theo.

 Tổng phương sai trích = 63.458%, đạt được điều kiện > 50% nên mô hình EFA là phù hợp. Với Eigenvalue > 1, có 5 nhân tố trích được.

4.3.2.3. Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha sau khi phân tích EFA

Sau khi phân tích nhân tố EFA cho thấy, cần phải đánh giá lại độ tin cậy của thang đo nhân tố 1.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến Thang đo chất lượng cảm nhận và danh tiếng. Cronbach Alpha: 0.903

CL1 34.38 23.275 .619 .896 CL2 34.20 23.946 .549 .900 CL3 34.34 22.967 .695 .891 CL4 34.32 23.214 .671 .892 CL5 34.39 22.674 .560 .902 DT1 34.50 22.523 .776 .886 DT2 34.18 22.982 .683 .892 DT3 34.18 24.253 .582 .898 DT4 34.29 23.535 .706 .891 DT5 34.53 22.178 .779 .885

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo nhân tố 1 dựa vào bảng 4.6 (xem thêm tại phụ lục 10) cho thấy hệ số Cronbach Alpha = 0.903 đạt yêu cầu và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát cũng đều đạt yêu cầu > 0.3. Như vậy, thang đo đo lường nhân tố 1 đạt được độ tin cậy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRUNG TÂM DỮ LIỆU MẠNG TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG.PDF (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)