Mối quan hệ văn hóa doanh nghiệp và lòng trung thành nhân viên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC NGÂN HÀNG TMCP.PDF (Trang 32)

Ngày nay, ngƣời lao động đã quan tâm nhiều đến văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các đối tƣợng lao động trình độ cao. Văn hóa doanh nghiệp tốt ngoài việc tạo ra đƣợc sự nhất trí và đồng thuận của các thành viên trong tổ chức, còn có thể thu hút và giữ chân đƣợc ngƣời lao động.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Kim Dung (2009) với đề tài “Ảnh hƣởng của lãnh đạo và văn hóa tổ chức đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành c ủa họ đối với tổ chức”, trong đó văn hóa tổ chức đƣợc đo lƣờng theo khái niệm của Wallach với 3 thành phần: văn hóa đổi mới, văn hóa hỗ trợ và văn hóa hành chính, kết quả cho thấy văn hóa tổ chức có ảnh hƣởng đến lòng trung thành của nhân viên.

Về lòng trung thành c ủa nhân viên, có rất nhiều nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên, vì vậy cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về lòng trung thành. Trung thành có thể là một yếu tố thành phần của sự gắn kết tổ chức, cũng có thể là một khái niệm độc lập.

- Theo Stum (1999;2001), lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên thể hiện nhân viên có ý định ở lại lâu dài cùng tổ chức, sẽ ở lại cùng tổ chức mặc dù có nơi khác có lời đề nghị lƣơng bổng hấp dẫn hơn.

- Theo thang đo gắn kết tổ chức của Mayer & Allen (1990) gồm 3 yếu tố: gắn kết bằng tình cảm (trung thành ở lại tổ chức dù nơi khác có những đãi ngộ hấp dẫn hơn); gắn kết duy trì (trung thành vì sự tồn tại của họ); gắn kết chuẩn mực (trung thành vì trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công việc). Ở thang đo này, lòng trung thành đều hiện diện trong cả ba yếu tố.

- Theo mô hình thang đo lòng trung thành của nhân viên của Man Power (2002), những tiêu chuẩn đánh giá lòng trung thành bao gồm: sẵn lòng giới thiệu công ty của mình nhƣ một nơi làm việc tốt, sẵn lòng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của công ty, có ý định gắn bó lâu dài với công ty.

- Theo thang đo OCQ của Mowday, Porter & Steer (1979), sự gắn kết tổ chức gồm có sự đồng nhất (với mục tiêu, giá trị, niềm tin với tổ chức), lòng trung thành (ý định hoặc mong muốn duy trì là thành viên c ủa tổ chức), và sự dấn thân. Nhƣ vậy lòng trung thành là một trong 3 nhân tố tạo nên sự gắn kết với tổ chức.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC NGÂN HÀNG TMCP.PDF (Trang 32)