Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không sự khác nhau trong đánh giá về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thống kê bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công tác, thu nhập.
Các giả thiết được kiểm định là:
HT1 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các giới tính
HT2 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các nhóm độ tuổi.
HT3 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các trình độ học vấn.
HT4 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các vị trí công tác.
HT5 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các mức thu nhập.
Với mức ý nghĩa kiểm định là 95% .
Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát.
Nếu Sig. < 0,05: Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau hay không có phân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để kết luận cho trường hợp này.
Nếu Sig.≥0,05: Phương sai không khác nhau hay có phân phối chuẩn. Ta sẽ sử dụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về tác động của các thành phần văn hóa
doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn với cỡ mẫu là 392.
Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng. Những nội dung chính của chương gồm: đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui để đánh giá sự tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối Ngân hàng TMCP tại TP.HCM.
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Có 415 bảng câu hỏi được phát ra cho đối tượng là nhân viên các ngân hàng TMCP tại TP.HCM. Kết quả thu về được 408 bảng, sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu (trả lời không đầy đủ, câu trả lời mâu thuẫn, câu trả lời có từ hai lựa chọn trở lên, không thuộc đối tượng khảo sát) thì số lượng còn lại là 392 bảng. Thống kê mẫu đối với các biến nhân khẩu học cho thấy không có sự đồng đều về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, vị trí công tác và mức thu nhập. Cụ thể:
-Về giới tính: 191 người là nam chiếm tỷ lệ 48,7% và 201 người là nữ chiếm tỷ lệ 51,3%.
-Về độ tuổi: Có 158 nhân viên có độ tuổi dưới 26 chiếm tỷ lệ 40,3%; 149 nhân viên có độ tuổi từ 26 đến 31 tuổi chiếm tỷ lệ 38%; có 49 nhân viên có độ tuổi từ 31 đến 36 tuổi chiếm tỷ lệ 12,5%; có 36 nhân viên trên 36 tuổi chiếm tỷ lệ 9,2%.
-Về trình độ học vấn: Số lượng nhân viên có trình độ đến đại học là 290 mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ 74%; số lượng nhân viên đạt trình độ sau đại học là 102 mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ 26%.
-Về vị trí công tác: Số lượng nhân viên, chuyên viên nghiệp vụ là 298 người chiếm tỷ lệ 76%; số lượng Trưởng/phó bộ phận, Trưởng/phó phòng là 48 người chiếm tỷ lệ 12,3%; số lượng Giám đốc/Phó giám đốc là 9 người chiếm tỷ lệ 2,3 %, số lượng nhân viên ở vị trí công tác khác là 37 người chiếm tỷ lệ 9,4%.
-Về thu nhập: 153 thu nhập dưới 7 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 39%; 112 người có thu nhập từ 7 đến 11 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 28,6%; có 96 người có thu nhập từ 11 đến 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 24,5%; có 31 người có thu nhập trên 15 triệu đồng /tháng chiếm tỷ lệ 7,9%.
Bảng 4.1- Thống kê mô tả các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
Cở mẫu nghiên cứu
n=392 Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm lũy kế (%) Giới tính Nam 191 48,7 48,7 48,7 Nữ 201 51,3 51,3 100,0 Độ tuổi Dưới 26 tuổi 158 40,3 40,3 40,3 Từ 26 – 31 tuổi 149 38,0 38,0 78,3 Từ 31 – 36 tuổi 49 12,5 12,5 90,8 Trên 36 tuổi 36 9,2 9,2 100,0 Trình độ học vấn Đến đại học 290 74,0 74,0 74,0 Sau đại học 102 26,0 26,0 100,0 Vị trí công tác
Nhân viên, chuyên viên 298 76,0 76,0 76,0 Trưởng/phó bộ phận,
Trưởng/phó phòng 48 12,3 12,3 88,3 Giám đốc/phó Giám đốc 9 2,3 2,3 90,6 Vị trí công tác khác 37 9,4 9,4 10,0
Thu nhập
Dưới 7 triệu/tháng 153 39,0 39,0 39,0 Từ 7 - 11 triệu/tháng 112 28,6 28,6 67,6 Từ 11 - 15 triệu/tháng 96 24,5 24,5 92,1 Trên 15 triệu/tháng 31 7,9 7,9 100,0
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cạnh tranh năng lực (COMPETI)
Thang đo Cạnh tranh năng lực gồm 4 biến quan sát từ COMPETI1 đến COMPETI4.
Giá trị Cronbach alpha : 0,705.
Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,408.
Như vậy bốn biến quan sát của thang đo Cạnh tranh năng lực đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.1)
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Trách nhiệm xã hội (RESPONSI)
Thang đo Trách nhiệm xã hội gồm 3 biến quan sát từ RESPONSI1 đến RESPONSI3.
Giá trị Cronbach alpha : 0,594.
Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,381.
Nhận thấy giá trị Cronbach alpha = 0,594 < 0,6. So với điều kiện kiểm định đưa ra thì thang đo không đạt yêu cầu. Tác giả loại thang đo Trách nhiệm xã hội khỏi mô hình nghiên cứu.
(Chi tiết phụ lục 4.2.2)
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng làm việc nhóm (TEAM)
Thang đo Định hướng nhóm làm việc gồm 5 biến quan sát từ TEAM1 đến TEAM5.
Giá trị Cronbach alpha của thang đo Định hướng làm việc nhóm là 0,606.
Tương quan biến tổng của biến TEAM2 là -0,012 (tiêu chuẩn đưa ra phải lớn hơn 0,3).
Như vậy TEAM2 không đạt yêu cầu, để tránh trường hợp mất biến quan sát, tác giả loại bỏ biến TEAM2 và tiến hành kiểm định lại giá trị Cronbach alpha.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng làm việcnhóm lần 2
Giá trị Cronbach alpha sau khi loại bỏ biến TEAM2 là 0,702.
Như vậy bốn biến của thang đo Định hướng làm việc nhóm đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.3)
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cải tiến (INNOVA)
Thang đo Cải tiến: 4 biến quan sát từ INNOVA1 đến INNOVA4.
Giá trị Cronbach alpha : 0,766.
Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,495.
Như vậy bốn biến của thang đo Cải tiến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.4)
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng năng suất (PERFORM)
Thang đo Định hướng năng suất gồm 5 biến quan sát từ PERFORM1 đến PERFORM4.
Giá trị Cronbach alpha: 0,765.
Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,479 trở lên.
Như vậy năm biến của thang đo Định hướng năng suất đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.5)
4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự ổn định (STABILI)
Thang đo Sự ổn định: 4 biến quan sát từ STABILI1 đến STABILI4.
Giá trị Cronbach alpha là 0,707.
Tương quan biến tổng của biến STABILI4 là 0,209.
Tác giả loại bỏ biến STABILI4 và tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Sự ổn định.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự ổn định lần 2
Giá trị Cronbach alpha 0,812.
Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,628.
Như vậy ba biến của thang đo Sự ổn định được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.6)
4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng (REWARD)
Thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng gồm 5 biến quan sát từ REWARD1 đến REWARD5.
Giá trị Cronbach alpha là 0,815.
Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,564 trở lên.
Như vậy năm biến của thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.7)
4.2.8 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên(TRAIN)
Thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên gồm 4 biến quan sát từ TRAIN1 đến TRAIN4.
Giá trị Cronbach alpha của thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên là 0,678 theo tiêu chí xét ban đầu độ tin cậy của thang đo đảm bảo.
Tương quan biến tổng của biến TRAIN4 là 0,277 nhỏ hơn 0,3.
Để tránh trường hợp mất biến quan sát, tác giả loại bỏ biến TRAIN4 và tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên lần 2.
Sau khi loại bỏ biến TRAIN4, giá trị Cronbach alpha là 0,717.
Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,502 trở lên.
Như vậy ba biến của thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.8)
4.2.9 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính tự quyết (DECISION)
Thang đo Tính tự quyết gồm 3 biến quan sát từ DECISION1 đến DECISION3.
Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,484 trở lên.
Như vậy ba biến của thang Tính tự quyết được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.9)
4.2.10 Đánh giá độ tin cậy của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức (OC)
Thang đo cam kết gắn bó với tổ chức có giá trị Cronbach alpha là 0,819.
Tương quan biến tổng của biến OC7 là 2,82.
Như vậy biến OC7 không thỏa điều kiện, tác giả loại bỏ OC7 tiếp tục tiến hành chạy Cronbach alpha lần 2 của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức lần 2.
Thang đo Cam kết gắn bó với tổ chức có giá trị Cronbach alpha là 0,829.
Tương quan biến tổng của biến OC8 là 2,56.
Tác giả tiếp tục loại biến OC8 và tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức lần 3.
Giá trị Cronbach alpha là 0,848.
Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,567 trở lên.
Như vậy sáu biến của thang đo cam kết gắn bó với tổ chức được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
(Chi tiết phụ lục 4.2.10)
Như vậy sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả đã loại những biến quan sát không đủ tiêu chuẩn. Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng công cụ Cronbach alpha còn lại 8 thang đo như sau :
Bảng 4.2 - Tổng hợp giá trị Cronbach alpha của các thang đo.
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến –
tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến Cạnh tranh năng lực (COMPETI): Cronbach Alpha = 0,705
COMPETI1 12,55 4,734 0,449 0,666 COMPETI2 12,83 4,313 0,408 0,704 COMPETI3 12,49 4,404 0,574 0,595 COMPETI4 12,57 4,241 0,556 0,601
Trách nhiệm xã hội (RESPONSI): Cronbach Alpha = 0,594
RESPONSI1 8,09 1,813 0,381 0,523 RESPONSI2 8,01 1,808 0,392 0,509 RESPONSI3 7,95 1,519 0,437 0,440
Định hướng làm việc nhóm (TEAM): Cronbach Alpha = 0,702
TEAM1 10,71 6,514 0,446 0,670
TEAM3 10,12 7,468 0,425 0,675
TEAM4 10,68 6,367 0,590 0,574
TEAM5 10,38 6,707 0,501 0,630
Cải tiến (INNOVA): Cronbach Alpha = 0,766
INNOVA1 12,74 5,215 0,513 0,738 INNOVA2 12,65 5,353 0,495 0,747 INNOVA3 12,62 4,772 0,621 0,680 INNOVA4 12,71 4,844 0,639 0,671
Định hướng năng suất (PERFORM): Cronbach Alpha = 0,765
PERFORM1 16,19 8,506 0,542 0,719 PERFORM2 16,09 8,531 0,535 0,722 PERFORM3 16,10 8,202 0,549 0,717 PERFORM4 15,96 8,379 0,564 0,711
PERFORM5 15,85 9,224 0,479 0,740
Sự ổn định (STABILI): Cronbach Alpha = 0,812
STABILI1 7,49 3,667 0,628 0,778 STABILI2 7,56 3,362 0,680 0,725 STABILI3 7,37 3,752 0,685 0,723
Nhấn mạnh vào phần thưởng (REWARD): Cronbach Alpha = 0,815
REWARD1 15,29 8,007 0,622 0,774 REWARD2 15,33 8,614 0,564 0,791 REWARD3 15,45 7,598 0,615 0,778 REWARD4 15,40 8,081 0,628 0,773 REWARD5 15,52 7,892 0,603 0,780
Đào tạo và phát triển nhân viên (TRAIN): Cronbach Alpha = 0,717
TRAIN1 6,86 4,585 0,502 0,670
TRAIN2 7,09 3,825 0,537 0,628
TRAIN3 6,92 3,755 0,577 0,575
Tính tự quyết (DECISION): Cronbach Alpha = 0,720
DECISION1 7,06 3,666 0,484 0,695 DECISION2 7,14 3,115 0,598 0,558 DECISION3 7,36 3,040 0,543 0,629
Cam kết gắn bó tổ chức (OC): Cronbach Alpha = 0,848
OC1 19,42 12,556 0,632 0,823 OC2 19,21 12,512 0,643 0,821 OC3 19,29 11,806 0,715 0,806 OC4 19,16 12,904 0,583 0,832 OC5 19,09 12,905 0,660 0,819 OC6 19,42 12,330 0,567 0,838
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo văn hóa doanh nghiệp
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach alpha tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của thang đo văn hóa doanh nghiệp vào phân tích nhân tố khám phá. Số biến quan sát còn lại của thang đo này sau khi đánh giá độ tin cậy là 31 biến ( loại 6 biến). Quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: 31 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố theo phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax, với tiêu chuẩn Eigenvalue > 1, có 7 nhân tố được rút trích.
Hệ số KMO = 0,831 (> 0,5) nên phân tích EFA là thích hợp.
Bartlett’s test (Sig.) = 0 (<0,05).
Tổng phương sai trích = 58,821% cho biết 7 nhân tố này giải thích được 58,821% biến thiên của dữ liệu.
Factor loading của COMPETI2 = 0,452 (< 0,5) .
Bảng 4.3 - Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo văn hóa doanh nghiệp lần 1 Component 1 2 3 4 5 6 7 TRAIN3 .766 .236 PERFORM3 .729 .181 .173 PERFORM2 .651 .278 TRAIN1 .646 .266 .109 .168 .104 PERFORM1 .645 .253 .204 .114 TRAIN2 .591 .126 .349 .132 .120 REWARD4 .784 REWARD5 .153 .755 .139 REWARD1 .738 .198 REWARD3 .218 .727 .131 .103 REWARD2 .666 .232
COMPETI3 .165 .767 COMPETI4 .742 .116 PERFORM5 .177 .692 .229 COMPETI1 .120 .659 .152 .115 PERFORM4 .412 .527 .185 COMPETI2 .389 .452 .134 .105 INNOVA4 .167 .774 INNOVA3 .130 .126 .765 -.138 .113 INNOVA1 .101 .149 .714 .133 .104 INNOVA2 .110 .213 .662 TEAM4 .157 .786 TEAM5 .103 .732 TEAM3 .253 .708 TEAM1 .221 -.200 .601 STABILI2 .163 .847 STABILI3 .229 .809 STABILI1 .190 .806 DECISION2 .838 DECISION3 .175 .103 .771 DECISION1 .740
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bước 2: Loại bỏ biến quan sát COMPETI2, tiếp tục đưa 30 biến quan sát còn lại vào phân tích nhân tố. Kết quả có 7 nhân tố có Eigenvalue > 1 được rút trích.
Hệ số KMO = 0,827 (>0,5) nên phân tích EFA là thích hợp.
Bartlett’s test (Sig.) = 0 (<0,05) nên các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Tổng phương sai trích = 59,679 % cho biết 7 nhân tố này giải thích được 59,679 % biến thiên của dữ liệu.
Factor loading của tất cả các biến >0,5.
Sự khác biệt hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố của biến quan sát PERFORM4; TRAIN2 đều nhỏ hơn 0,3.
Bước 3: Sau khi loại bỏ hai biến quan sát PERFORM4 và TRAIN2 thì 28