Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối ngân hàng TMCP tại TP Hồ Chí Minh (Trang 27)

So sánh giữa các tác giả, mô hình nghiên cứu, nhận thấy mô hình văn hóa doanh nghiệp của Sarros và cộng sự (04/2003) gồm 7 thành phần đo lường văn hóa doanh nghiệp là mô hình bao quát và phản ánh đầy đủ các thành phần văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời thang đo cam kết gắn bó với tổ chức của Meyer và cộng sự (1993) đã được nhiều nghiên cứu sử dụng làm cơ sở khoa học. Do đó, tác giả lựa chọn thang đo văn hóa doanh nghiệp của Sarros và cộng sự (2003) và thang đo cam kết gắn bó với tổ chức của Meyer và cộng sự (1993) làm mô hình nghiên cứu.

Mặt khác thông qua nghiên cứu sơ bộ định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm, tác giả đã bổ sung thêm 2 thành phần đo lường văn hóa doanh nghiệp là Đào tạo và phát triển và Tính tự quyết.

Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết đề nghị nghiên cứu tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức.

Cam kết gắn tổ chức

Biến kiểm soát

HT1: Giới tính HT2: Độ tuổi HT3: Trình độ học vấn HT4: Vị trí công tác HT5: Thu nhập H1

Cạnh tranh năng lực

Trách nhiệm xã hội

Hỗ trợ

Đổi mới

Định hướng vào kết quả

Sự ổn định

Nhấn mạnh vào phần thưởng

H2 H3 H4 H5 H6 H7

Đào tạo và phát triển

Tính tự quyết

H8

Với mô hình nghiên cứu đề ra, các thành phần văn hóa doanh nghiệp được hiểu như sau:

o Năng lực cạnh tranh là định hướng vào thành tích, đặc biệt là chú trọng vào chất lượng công việc của nhân viên.

o Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của ngân hàng với cộng đồng, với xã hội, với người lao động.

o Hỗ trợ là sự hợp tác, hỗ trợ, tin tưởng lẫn nhau giữa các đơn vị, chi nhánh, giữa các phòng ban bộ phận chức năng, giữa các đội nhóm trong cùng bộ phận. Các cá nhân làm việc trong không khí thân thiện hòa đồng, mọi người sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành tốt công việc.

o Đổi mới là khuyến khích người nhân viên sáng tạo, tìm tòi những cái mới. Tạo cơ hội cho người nhân viên phát huy tối đa sự sáng tạo của mình.

o Định hướng vào hiệu quả ngân hàng luôn kỳ vọng cao về hiệu quả làm việc của nhân viên. Căn cứ vào hiệu quả làm việc để đánh giá xếp loại nhân viên.

o Sự ổn định: Người nhân viên được làm việc trong môi trường ngân hàng ổn định, an ninh.

o Nhấn mạnh vào phần thưởng: Ngân hàng sẽ trả lương cao khi nhân viên có thành tích lao động tốt, tạo điều kiện cơ hội phát triển nghề nghiệp.

o Đào tạo và phát triển nhân viên: Ngân hàng luôn tạo cơ hội phát triển cho nhân viên, cho phép các kỹ năng mới được ứng dụng vào công việc. Khi được đào tạo đầy đủ người nhân viên sẽ tự tin, tăng nhiệt huyết trong công việc.

o Tính tự quyết:Nhân viên được ra quyết định và tự ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình. Điều này tạo cho nhân viên cảm giác

sở hữu và trách nhiệm, tăng cam kết gắn bó của nhân viên với Ngân hàng tạo động lực cải thiện sự đổi mới và sáng tạo trong công việc. Theo mô hình nghiên cứu, mối liên hệ giữa các thành phần của thang đo văn hóa doanh nghiệp với cam kết gắn bó với tổ chức được phát triển thành các giả thuyết sau:

 H1 : Thành phần Cạnh tranh năng lực có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H2 : Thành phần Trách nhiệm xã hội có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H3 : Thành phần Hỗ trợ có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H4 : Thành phần Đổi mới có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H5 : Thành phần Định hướng vào kết quả có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H6 : Thành phần Sự ổn định có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H7 : Thành phần Nhấn mạnh vào phần thưởng có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H8: Thành phần Đào tạo và phát triển có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

 H9: Thành phần Tính tự quyết có quan hệ cùng chiều với cam kết gắn bó với tổ chức.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2 tác giả trình bày được các khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, các thành phần của văn hóa doanh nghiệp, khái niệm về cam kết gắn bó với tổ chức, các thành phần cam kết gắn bó tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với cam kết gắn bó với tổ chức, khái niệm về ngân hàng TMCP.

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết cho nghiên cứu: Mô hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc là cam kết gắn bó với tổ chức và chín biến độc lập đo lường các thành phần của văn hóa doanh nghiệp.

Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu, xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu.

Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên cơ sở lý thuyết, kết quả của các nghiên cứu có liên quan để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo. Để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện nhằm khẳng định sự phù hợp của các biến quan sát. Mô hình và thang đo sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp thông qua nghiên cứu định tính sẽ được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức để đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo đã thiết kế thông qua hệ số Cronbach alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua chạy mô hình hồi qui bội.

Sau đó dựa trên kết quả phân tích và kiểm định thu được để thảo luận đưa ra các kiến nghị giải pháp có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối ngân hàng TMCP tại TP Hồ Chí Minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)