Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 49)

- Nhóm PP điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực

d. Vai trò của các thành viên trong nhóm

2.4.2. Nguyên nhân

- Đối với học và thảo luận nhóm trên lớp: Do điều kiện lớp học còn chật chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Vì thế gây khó khăn khá lớn cho việc thảo luận nhóm.

- Đối với HĐN ngoài lớp (ngoài giờ học): Do học sinh chủ yếu là người ở tỉnh, phải ở trọ, nhà trọ lại chật chội, rất khó khăn cho việc tìm địa điểm học nhóm; cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, ...) của nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu học theo nhóm của học sinh. - Các thầy, cô giáo cũng chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp cho học sinh những kỹ năng và phương pháp làm việc nhóm cho học sinh. HS chỉ biết nhận nhiệm vụ là hoàn thành bài tập bằng cách làm việc nhóm mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Khi điều tra phiếu hỏi thì có rất lớn số lượng học sinh trả lời rằng các thầy, cô chỉ quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng vào một thời điểm nhất định. - Phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi HS phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong học sinh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm.

- Cán bộ các lớp chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham mưu cho giáo viên thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các HĐN, …

Nguyên nhân chủ quan:

- Các học sinh khả năng học lực còn yếu, vì thế còn nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp cận một phương pháp học mới đòi hỏi rất lớn sự tích cực, tự giác tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau.

- Một số học sinh chưa hình thành cho mình ý thức tích cực và tự giác trong học tập, làm việc nhóm. HS chưa chịu khó tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình những kỹ năng và phương pháp học nhóm có hiệu quả. Từ đó dẫn đến HS thiếu và yếu về phương pháp, kỹ năng học nhóm: Phương pháp tiến hành

hoạt động nhóm của các nhóm chưa khoa học, chưa hợp lý: Thiếu mục tiêu cụ thể, thiếu kế hoạch, thiếu nội quy- nguyên tắc nhóm, phân công nhiệm vụ chưa phù hợp ...

- Nhiều nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến. Từ đó dẫn đến tình trạng một số thành viên chán nản, buông xuôi, phó mặc chỉ tham gia một cách chiếu lệ, đối phó. Vì vậy chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình. - Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Chưa có năng lực và kỹ năng trong việc điều hành nhóm.

- Chưa thật sự có sự gắn kết giữa các thành viên. Không khí làm việc trong nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên không muốn tham gia hoặc tham gia một cách rất hình thức.

- Hiện nay, các nhóm học tập chủ yếu do giáo viên chỉ định với độ lớn của nhóm cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của nhóm.

Tiểu kết chương 2

Nói tóm lại, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực thực hiện nhưng nhìn một cách tổng thể, hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả KN HĐN của học sinh trung cấp chuyên nghiệp vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Thực tế, KN HĐN của học sinh với các hạn chế nêu trên đòi hỏi phải có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng KN HĐN của học sinh. Đây chính là vấn đề bức xúc của Nhà trường.

Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý tăng cường KN HĐN của học sinh trong học tập. Việc thực hiện các biện pháp này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của bản thân mỗi học sinh với sự giúp đỡ của tất cả các lực lượng giáo dục trong Nhà trường như Ban Giám hiệu, các Phòng - Ban - Trung tâm - Khoa, giáo viên, các đoàn thể, ...

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KN HĐN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TC VẠN TƯỜNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w