Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng 1 Mục đích, ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

- Nhóm PP điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực

3.2.3.Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng 1 Mục đích, ý nghĩa

d. Vai trò của các thành viên trong nhóm

3.2.3.Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng 1 Mục đích, ý nghĩa

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Phát huy vai trò của cán bộ lớp và nhóm trưởng nhằm giúp cho việc thiết kế nhóm, quản lý, điều hành hoạt động nhóm khoa học và hiệu quả.

3.2.3.2. Nội dung

- Phát huy vai trò của cán bộ lớp: Tham mưu cho giáo viên trong việc thiết

kế nhóm, tham gia tự quản trong các buổi học tập nhóm trên lớp.

- Phát huy vai trò của trưởng nhóm: Quản lý, điều hành và thúc đẩy hoạt động học tập nhóm.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Đối với cán bộ lớp: Khi giao bài tập nhóm cho HS, các giáo viên dựa

phải phát huy vai trò của mình trong việc tham gia thiết kế các nhóm học tập và hỗ trợ các nhóm trong hoạt động học tập nhóm khi cần thiết.

Để thiết kế được các nhóm học tập có hiệu quả, cán bộ lớp cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Số lượng các thành viên trong một nhóm vừa đủ không quá nhỏ cũng không quá lớn, nên trên yêu cầu của từng loại công việc, từng loại nhiệm vụ để thiết kế nhóm. Tốt nhất nên thiết kế nhóm từ 3 đến 7 người.

+ Có sự thay đổi các thành viên trong nhóm tùy theo từng môn học, nhiệm vụ của từng loại công việc. Vì một môi trường làm việc mới với những thành viên mới sẽ làm giảm sự nhàm chán, tạo nên hứng thú cho các thành viên trong nhóm. Mặt khác, thay đổi những người cùng cộng tác cũng là cách rèn luyện cho HS khả năng thích ứng và học hỏi được nhiều hơn. (vì mỗi người có một thế mạnh, có lượng kiến thức và cách học khác nhau)

+ Việc bố trí, sắp xếp các thành viên trong một nhóm nên theo quy luật “bù trừ”. Tức là đảm bảo các thành viên trong nhóm có cả người học tốt, người học chưa tốt, cả nam và nữ, có sự đan xen giữa các loại tính cách… thuận tiện cho việc trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Đối với nhóm trưởng:

+ Lựa chọn nhóm trưởng: Đây là một việc rất quan trọng khi hình thành một nhóm học tập vì nhóm trưởng có vị trí và vai trò rất lớn trong hoạt động của nhóm. Một người nhóm trưởng có năng lực, năng động, linh hoạt sẽ góp phần không nhỏ đưa đến thành công cho nhóm. Khi lựa chọn nhóm trưởng cần phải căn cứ vào năng lực thực tế của mỗi người, phù hợp với yêu cầu công việc. Tuy nhiên, các thành viên nên luân phiên nhau nắm giữ vai trò nhóm trưởng, bởi vì thay đổi nhóm trưởng nghĩa là thay đổi phong cách quản lý nhóm sẽ tạo nên hứng thú mới cho thành viên.

+ Trước hết để nhóm hoạt động có quy củ, nhóm trưởng cùng các thành viên trong nhóm phải xây dựng nội quy hoạt động cho nhóm một cách cụ thể, rõ ràng.

+ Mỗi nhóm trưởng cần ý thức rõ vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Có tinh thần trách nhiệm với công việc, với nhóm của mình.

+ Các nhóm trưởng phải tìm hiểu, nắm được năng lực, sở trường của các thành viên để phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy đến mức cao nhất năng lực sở trường của mỗi người, nhằm giúp công việc đạt hiệu quả cao.

+ Nhóm trưởng phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhóm nhằm định hướng cho nhóm hoạt động đảm bảo sự chủ động cho nhóm và các thành viên trong nhóm.

+ Nhóm trưởng không nên ôm đồm công việc, tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm cho các thành viên.

+ Nhóm trưởng phải rèn cho mình khả năng lắng nghe, đặc biệt là tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trong nhóm được phát biểu, đưa ra chính kiến của mình.

+ Nhóm trưởng phải thường xuyên kiểm tra các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ nhóm đã phân công, hỗ trợ các thành viên khi cần thiết. Đồng thời nhóm trưởng cũng là người chịu trách nhiệm liên kết các thành viên trong nhóm, tạo bầu không khí làm việc nhóm đoàn kết, hợp tác, thân thiện.

+ Việc đánh giá ý thức tham gia của các thành viên phải công bằng, chính xác dựa trên sự tham gia và đóng góp của các thành viên nhằm tạo động lực khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi nhóm trưởng đánh giá nên để cho các thành viên tự đánh giá điểm cho chính mình. Sau khi đánh giá điểm, nhóm trưởng cần công khai kết quả cho mọi thành viên và giải quyết những thắc mắc nếu có. Bên cạnh việc đánh giá ý thức tham gia của các

thành viên, nhóm trưởng cũng cần tố chức cho nhóm tự đánh giá hoạt động của nhóm, chỉ ra được mặt mạnh, mặt hạn chế của nhóm và kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

+ Khi giáo viên nhận xét sản phẩm của nhóm, nhóm trưởng phải đặc biệt chú ý, ghi chép lại những ý kiến của thầy cô, rút ra bài học để điều chỉnh hoạt động của nhóm trong thời gian tiếp theo.

+ Thường xuyên tự trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm cho bản thân.

+ Nhóm trưởng cũng cần coi trọng việc tạo mối quan hệ với thầy cô giáo, cán bộ lớp và các nhóm khác nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)