- Nhóm PP điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực
d. Vai trò của các thành viên trong nhóm
2.3.1. Mức độ hiểu biết chung của HS về KN HĐN
Nhận thức rỏ ràng đầy đủ về KN HĐN sẽ giúp HS chủ động tích cực tham gia HĐN hiệu quả hơn.
Bảng 2.1: Mức độ nhận thức của HS về KN HĐN
STT Mức độ Mức độ nhận thức của HS về KN HĐNTỷ lệ (%)
1 Hoàn toàn không biết 0.3
2 Không biết 1.7
3 Biết một chút 55.7
4 Biết nhiều 39.0
5 Biết rất nhiều 4.3
Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy có 39% HS chọn mức biết nhiều và 4.3% biết rất nhiều về KN HĐN, mức độ biết một chút chiếm 55.7%, số HS không biết hoặc hoàn toàn không biết chiếm rất ít 2%.
Như vậy, đa số HS đã có hiểu biết về KN HĐN nhưng chỉ ở mức trung bình. Với môi trường học tập khác hẳn bậc phổ thông, môi trường học tập ở ngành nghề phát huy tối đa năng lực tự học, tự nguyên cứu, khả năng ứng xử giao tiếp của người học, HS bắt đầu làm quen với cách làm việc theo nhóm, một trong những cách thức dạy và học đặc trưng của trường. Học nhóm không đơn thuần là ngồi cạnh nhau rồi tự mỗi người giải quyết nhiệm vụ học tập của riêng mình, mà HS phải tự trang bị cho mình một số KN cần thiết như KN làm việc chung với người khác, KN trình bày, KN lắng nghe, KN tìm kiếm và xử lý thông tin… Khi mỗi thành viên đã có KN, học nhóm trở thành môi trường hợp tác, năng động, tích cực và hiệu quả.
Việc tổ chức dạy học trên lớp trong đào tạo chỉ buộc HS phải làm việc nhóm, vì vậy HS phải có sự hiểu biết nhất định về KN này. Những mức độ hiểu biết về KN HĐN chỉ đạt mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính tự giác, tích cực độc lập của HS trong quá trình tham gia HĐN, do đó KN HĐN sẽ không được rèn luyện thường xuyên và kết quả học tập của HS cũng hạn chế.