Kết quả thực hiện KN HĐN của HS

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)

- Nhóm PP điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực

2.3.4.Kết quả thực hiện KN HĐN của HS

d. Vai trò của các thành viên trong nhóm

2.3.4.Kết quả thực hiện KN HĐN của HS

Để đi sâu hơn, đánh giá tới từng kỹ năng mà các thành viên nhận được. Mức độ các kỹ năng thu được khi HĐN của HS, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các KN HĐN STT Các kỹ năng Mức độ thực hiện các KN (%) Thành thạo (TT) Tương đối TT Chưa thành thạo Không thành thạo 1 Lập kế hoạch HĐN 4 42,7 50,1 3,2

2 Xây dựng nội quy HĐN 3 41,7 49,5 5,8

3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng,

hợp lý 10 61,7 28 0,3

4 Thảo luận, trao đổi 5,1 55 37,9 2

5 Thuyết trình 0,3 43 49,2 7,5

6 Nghiên cứu tài liệu 0,8 60,6 36 2,6

7 Lắng nghe,học hỏi người khác một cách chủ động, tích cực

5,8 68,4 25,8 -

8 Tổng hợp,phân tích thông

tin 1 30,1 68 0,9

9 Chia sẻ thông tin 16,7 55 26,8 1.5

10 Chia sẻ trách nhiệm 4 42,5 51,3 2,2

11 Giải quyết xung đột 0,7 45,8 45,2 8,3

12 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt

động của nhóm 0,5 47,5 45,3 6,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

- Về kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm

Học sinh có khả năng thành thào và tương đối thành thạo lập kế hoạch cho HĐN đạt kết quả dưới 50%, còn trên 50% số HS chưa lập được kế hoạch HĐN.

Qua những số liệu này cho thấy mặc dù lập kế hoach hoạt động nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng, tác động mạnh tới kết quả hoạt động nhóm nhưng HS lại chưa thành thạo kỹ năng này. Trong thực tế hầu hết các nhóm đều không vạch kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện một bài tập nào đó, hoặc có lập nhưng không hợp lý, vì thế nhiều khi không chủ động được thời

gian, không phân công nhiệm vụ kịp thời nên sự đầu tư cho bài tập còn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động nhóm không cao.

- Về kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm

Mức độ thành thạo khi thực hiện kỹ năng này được đánh giá rất thấp, chỉ có 3% đánh giá ở mức thành thạo, 41.7% tương đối thành thạo, trong khi đó mức chưa thành thạo là 49,5% và không thành thạo là 5,8%. Điều này cho thấy khả năng sử dụng kỹ năng này còn rất hạn chế trong HS.

Trong thực tế phần lớn các nhóm không xây dựng nội quy hoạt động cụ thể cho HĐN, nhóm không có các quy định rõ ràng (về thời gian, trách nhiệm, quyền lợi,...) để các thành viên thực hiện nên hiệu quả và sự nghiêm túc trong HĐN còn thấp (thành viên đi muộn, về sớm, không đóng góp ý kiến, không thực hiện nhiệm vụ được giao,...). Có những nhóm xây dựng nội quy nhưng lại không thực hiện tốt nội quy.

- Về kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý

Kỹ năng này được thực hiện thường xuyên trong HĐN nhưng thực tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù hợp với năng lực, điều kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quá nhiều việc, bạn lại không có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao.

Các số liệu điều tra cho thấy các nhóm học tập trong trường có rất nhiều cách phân chia nhiệm vụ, trong đó hầu hết các nhóm chia nhiệm vụ theo cách trải đều cho mọi thành viên chứ chưa chú ý đến năng lực, sở trường của thành viên. Như vậy, cách phân chia công việc trong nhóm chủ yếu các HS đang sử dụng là nhóm ngang. Cách phân chia này có thể sẽ đảm bảo công bằng cho các thành viên nhưng lại không phát huy được năng lực của mỗi thành viên nhằm nâng cao hứng thú cho các thành viên và chất lượng sản phẩm nhóm. Bên cạnh đó, phân chia theo nhóm ngang sẽ bị nhược điểm là các công việc của các thành viên trong nhóm dễ bị trùng lặp.

Về mức độ thành thạo, kỹ năng này được đánh giá tương đối cao với 10% thành thạo, 61,7% tương đối thành thạo, chỉ có 28% chưa thành thạo và 0,3% không thành thạo. Để nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm trong học tập, HS cần được tiếp cận với cả kiểu nhóm dọc và nhóm kết hợp như chúng tôi đã trình bày ở phần lý luận để chọn lựa ra kiểu nhóm thích hợp theo từng tình huống khác nhau.

- Về kỹ năng thảo luận, trao đổi

Đây là kỹ năng được các HS trường đánh giá là rất cần thiết đối với HĐN. Trên thực tế, kỹ năng này đã được các HS sử dụng khá thành thạo trong hoạt động học tập nhóm. Đa số các nhóm chia đều bài tập cho các thành viên rồi tổ chức thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến thống nhất, hoàn thiện bài làm. Có rất nhiều nhóm thực hiện thảo luận giữa các thành viên rất sôi nổi, có đặt ra các câu hỏi chất vấn, có sự phản biện, khả năng thuyết trình vấn đề, cách nêu ý kiến cũng rất thuyết phục... làm cho các thành viên nắm vững kiến thức hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, còn rất nhiều nhóm không thực hiện thành thạo kỹ năng này, các nhóm có khi không tiến hành thảo luận, trao đổi, sản phẩm của nhóm sẽ được một thành viên tổng hợp lại từ phần bài của mỗi thành viên chứ không có sự tranh luận với nhau. Hoặc có sự thảo luận nhưng lại không mấy chất lượng, mà còn làm mất thời gian do có quá nhiều ý kiến trái chiều nhóm không thể thống nhất được, hoặc thành viên không chịu phát biểu ý kiến, phát biểu không đúng nội dung...

- Về kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình giúp cho HĐN có kết quả tốt nếu trình bày một cách logic, hấp dẫn và thuyết phục người nghe. Với HS của trường thì sự đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng này có tỷ lệ HS chưa thành thạo cao hơn HS thành thạo khoảng 10%. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên không thành thạo kỹ

năng này lên đến 7.5%. Do vậy, có thể đánh giá kỹ năng này HS thực hiện chưa thực sự thành thạo. Vì vậy, học sinh cần trau dồi kiến thức đồng thời từ kiến thức này tập diễn đạt tạo sự cuốn hút, thuyết phục ở người nghe từ đó góp phần nâng cao kỹ năng này cho bản thân.

- Về kỹ năng nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong HĐN của HS nhất là trong học tập theo nhóm. Thực tế đa số HS đã biết cách nghiên cứu tài liệu hiệu quả, tìm kiếm được nhiều thông tin cần thiết mà không mất nhiều thời gian, góp phần làm cho bài tập nhóm trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, cũng còn không ít HS chưa biết nghiên cứu tài liệu như thế nào, mất nhiều thời gian cho việc chọn sách, đọc sách, không biết chọn lọc thông tin khi ghi chép, thiếu khả năng tổng hợp, khái quát các thông tin nhằm phục vụ tốt cho bài tập của mình.

- Về KN lắng nghe và học hỏi người khác một cách chủ động, tích cực

Lắng nghe là một kỹ năng được các HS đã được sử dụng nhưng khác nhau về mức độ và hiệu quả giữa các nhóm. Có những nhóm luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các thành viên, khuyến khích thành viên bày tỏ quan điểm; nhưng cũng có không ít nhóm không quan tâm đúng mức đến kỹ năng lắng nghe, ít tạo cơ hội cho thành viên phát biểu ý kiến hoặc thái độ lắng nghe chưa tốt; thường ngộ nhận là biết rồi nên không muốn nghe hoặc nghe một phần, có khi lắng nghe chỉ để phát hiện cái sai của đối phương để phản ứng chứ không phải với tinh thần cầu thị...

- Về kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin

Tổng hợp và phân tích thông tin là một trong những kỹ năng cơ bản giúp cho làm việc nhóm hiệu quả. Số liệu điều tra cho thấy HS trường thực hiện kỹ năng này chưa được thành thạo, để việc thực hiện kỹ năng này đạt mức độ thành thạo thì HS cần biết nắm bắt thông tin, biết sử dụng, chọn lọc

những thông tin quan trọng từ đó tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận từ những thông tin này.

- Về kỹ năng chia sẻ thông tin

HĐN là hoạt động hợp tác để học hỏi được nhiều hơn, chia sẻ thông tin sẽ giúp mọi thành viên hiểu biết nhiều hơn, học hỏi được nhiều hơn. Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng phổ biến khi học tập và làm việc theo nhóm được đánh giá cao.

- Về kỹ năng chia sẻ trách nhiệm

Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm trong HĐN hiện nay còn chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù khi điều tra về mức độ cần thiết của kỹ năng này các HS đều cho rằng nó cần thiết cho HĐN, thế nhưng trong thực tế rất ít nhóm có thể thực hiện kỹ năng này, phần lớn các nhóm chưa biết chia sẻ trách nhiệm, chưa chia sẻ trách nhiệm với nhóm trưởng, với các thành viên khác. Trách nhiệm nặng nề vẫn thuộc về người trưởng nhóm.

- Về kỹ năng giải quyết xung đột

Đây là một trong những kỹ năng còn hạn chế của HS. Thực tế khi HĐN xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên khi tranh luận các vấn đề nhưng hầu hết các mâu thuẫn này chưa được giải quyết thích đáng, các thành viên rất lúng túng không biết làm gì để hòa giải mâu thuẫn, lâu dần làm cho không khí làm việc nhóm rất căng thẳng, làm giảm động lực xây dựng bài của các thành viên. Tất nhiên cũng có những nhóm đã giải tỏa được các mâu thuẫn, tạo dựng bầu không khí hòa đồng, vui vẻ trong nhóm nhưng khả năng xử lý này còn ở mức độ thấp.

- Về kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm

Thực tế trong HĐN của HS đã thực hiện tự kiểm tra - đánh giá nhưng chủ yếu là đánh giá cho điểm mức độ tham gia của các thành viên chứ chưa

chú trọng đánh giá mặt tốt - xấu của nhóm để rút kinh nghiệm và tìm cách khắc phục.

Trong sự đánh giá cho điểm các thành viên, hầu hết việc đánh giá của các nhóm còn mang tính hình thức, thiếu khách quan không dựa trên sự đóng góp của các thành viên mà với hình thức “cào bằng” người tham gia hiệu quả cũng bằng điểm người không tham gia. Thực trạng này làm giảm động lực và sự cống hiến của các thành viên vì họ không được đánh giá theo sự cống hiến một cách công bằng.

Tóm lại, đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của HS, chúng tôi thấy rằng HS còn rất hạn chế về nhiều kỹ năng HĐN, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá... do đó HĐN chưa thu được hiệu quả cao. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập theo nhóm cần phải rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng làm việc nhóm cho HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh trường trung cấp vạn tường, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)