- Nhóm PP điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực
d. Vai trò của các thành viên trong nhóm
3.3.4. Kết quả thăm dò
Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên, giáo viên và học sinh cho rằng các biện pháp đề xuất có thể áp dụng vào công tác quản lý KN HĐN trong học tập của học sinh tại trường. Tuy nhiên, các biện pháp cần được tiến hành đồng bộ mới tạo được sức mạnh tổng thể góp phần quản lý hoạt động nhóm tại trường một cách có hiệu quả. Và trong quá trình thực hiện tuỳ theo điều kiện tình hình thực tế của trường ở từng giai đoạn nhất định, mà người quản lý cần phải sử dụng các giải pháp một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của các giải pháp.
Tiểu kết chương 3
Học sinh đã được làm quen với phương pháp học tập theo nhóm. Do yêu cầu và đòi hỏi của chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trung cấp chuyên nghiệp nên học tập theo nhóm là cần thiết, phù hợp với đặc điểm hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của HS.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và phân tích thực trạng phương pháp học tập theo nhóm trong HS, chúng tôi đã đề xuất và lý giải một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của HS trong nhà trường như sau:
GP1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho HS nhà trường;
GP2: Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm; GP3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng; GP4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm; GP5: Tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động học tập theo nhóm.
GP6: Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho GV, HS trong KN HĐN học tập của học sinh
GP7: Giáo viên cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường quản lý hoạt động học nhóm của học sinh
Sau khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đối với HS ở trường. Kết quả thu được là đa số HS trả lời thuận, các giáo viên cũng cho rằng đây là những giải pháp phù hợp và có tính khả thi.
Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã được đề tài đem lại kết quả thiết thực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt.