Tồn tại trong chính sách tài chính điều tiết thị trường bất động sản:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI (Trang 46 - 48)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1.Những kết quả đạt được:

2. Những tồn tại và nguyên nhân:

2.2.3. Tồn tại trong chính sách tài chính điều tiết thị trường bất động sản:

Mức thuế suất chuyển quyền sử dụng đất 4%, lệ phí trước bạ 1% hiện nay là quá cao trong bối cảnh giá cả bất động sản tăng cao. Đặc biệt đối với mua bán đất đai ở các vùng nông thôn hiện nay, mức thuế suất quá cao khiến người dân cũng xót của khi phải nộp khoản tiền không nhỏ. Đây là một phần lý do khiến không ít cá nhân thường lách thuế khi thực hiện các giao dịch mua bán bất động sản. Đối với các giao dịch lớn, 2 bên sẵn sàng thỏa thuận để ghi mức giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế. Đối với các vùng nông thôn, cho đến nay vẫn phổ biến hình thức mua bán bằng giấy viết tay mà không qua giao dịch để tránh không phải nộp thuế. Điều này không những khiến thất thu cho NSNN mà còn làm cho thị trường bất động sản hoạt động không lành mạnh, công khai và không minh bạch giá.

Hiện nay các nhà quản lý đang thiếu công cụ điều tiết giá thị trường, đặc biệt là thuế sử dụng đất đối với đất phi nông nghiệp vẫn đang áp dụng mức thuế từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thuế này làm cho các nhà đầu cơ BĐS rất hài lòng.

Trong nhiều năm qua, kinh doanh đất tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nên đã thu hút quá nhiều pháp nhân và cá nhân đầu tư vào các dự án nhà ở tại hầu hết các đô thị. Sự bùng nổ đất dự án bất chấp nhu cầu thực tế của thị trường; thu hút một lượng rất lớn nguồn vốn đầu tư của xã hội vào các dự án đất đai, nhưng phần lớn mới tạo ra "bán thành phẩm" cho thị trường bất động sản. Các luật liên quan đến thuế chuyển mục đích sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất... hiện hành không đủ để điều tiết lợi nhuận siêu ngạch trong thời gian qua và càng thiếu biện pháp tài chính để hạn chế đầu cơ đất.

Các công trình đầu tư hạ tầng của Nhà nước đã làm tăng giá trị sử dụng đất, đôi khi gấp nhiều lần giá cũ (trước khi đầu tư) nhưng Nhà nước hầu như không có

một chính sách điều tiết để vừa tạo nguồn thu cho ngân sách vừa tạo công bằng xã hội. Chính người đầu cơ đất săn lùng thông tin quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông là nhằm đến lợi nhuận siêu ngạch từ khoản "địa tô cấp sai" do Nhà nước đầu tư tạo ra. Đây là một khiếm khuyết rất lớn về các công cụ tài chính điều tiết vĩ mô trong quản lý thị trường bất động sản.

Công cụ tài chính trong quản lý thị trường bất động sản còn rất nhiều bất cập. Về nguyên tắc, cơ chế "1 giá đất" đã được quy định nhưng trên thực tế còn nhiều trở ngại trong vận hành. Vẫn còn chênh lệch giá đất giữa giá Nhà Nước quy định và giá trên thị trường, đặc biệt là giá Nhà nước cho thuê đất.

Khung giá đất Thành phố Hà Nội đưa ra phải sát với giá thực tế trên thị trường nhưng lại đưa ra giá trần ngoài ra căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế tại các địa phương, UBND Thành phố Hà Nội được quyết định giá các loại đất cụ thể trong giới hạn cho phép cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa và thấp hơn không quá 20% so với mức giá tối thiểu của khung đất cùng loại do Chính phủ quy định vì vậy khung giá đất Hà Nội đưa ra hiện nay vẫn chưa sát với giá thực tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI (Trang 46 - 48)