Chính sách di dời các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tập trung:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI (Trang 31 - 32)

III. Thực trạng thực hiện các chính sách điều tiết thị trường bất động sản của Hà Nội:

7. Chính sách di dời các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tập trung:

Từ nhiều năm nay cả Hà Nội có những kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn Thành phố ra vùng phụ cận và các khu công nghiệp tập trung. UBND TP HN cùng Bộ TN&MT và Nhà đất đã ra văn bản xác định: Từ nay đến năm 2010 phải di chuyển trước 50% các bệnh viện, nhà máy gây ô nhiễm, các nhà máy cũ, cơ sở sản xuất hàng công nghiệp ra khỏi nội thành, khu dân cư. Đến năm 2010 phải cơ bản di chuyển xong các nhà máy gây ô nhiễm nặng. Việc di dời các nhà máy, xí nghiệp này có 2 tác dụng to lớn đối với Hà Nội trong đó thứ nhất vừa góp phần giảm ô nhiễm khí thải, nguồn nước và tiếng ồn cho nội đô; thứ hai là cung cấp thêm cho thị trường bất động sản một khối lượng lớn quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình.

Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp phải di dời đều đã được xây dựng từ vài chục năm nay tại Hà Nội vì vậy chúng thường chiếm những diện tích lớn, vuông vức, đôi khi là cả một ô phố với nhiều mặt tiền và đường sá xung quanh khá rộng rãi, ổn định (được hình thành phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ra, vào nhà máy). Vì vậy những vị trí đất này sau khi giải tỏa các nhà máy sẽ là địa điểm lý tưởng để xây dựng các công trình nhà ở, thương mại, dịch vụ cho Hà Nội.

Thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 nhà máy, cơ sở sản xuất trong diện phải di dời. Ngay từ năm 2003, UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định nêu rõ diện tích đất của các đơn vị sau di chuyển được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng (trường học, vườn hoa…) và một phần sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ. Đối với phần diện tích đất sau khi di chuyển dùng để xây dựng công trình công cộng, đơn vị đang sử dụng đất được nhận tiền bồi thường theo quy định về giải phóng mặt bằng của Chính phủ. Ngoài ra, đơn vị đang sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua bán đấu giá đối với phần diện tích dành để xây dựng công trình kinh doanh, dịch vụ và được hưởng 50% giá trị thu được, phần còn lại nộp vào ngân sách Thành phố.

Như vậy chính sách di dời các nhà máy của Thành phố vào khu công nghiệp tập trung là một chủ trương đúng đắn và rất có hiệu quả trong việc cải thiện môi trường của Hà Nội đồng thời giúp cho bộ mặt của Hà Nội được xây dựng khang trang hơn, đẹp hơn nhờ các công trình công cộng và dịch vụ được xây dựng trên những mảnh đất của các nhà máy sau khi di dời.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này, hầu như chưa một nhà máy, cơ sở sản xuất nào tại nội thành Hà Nội sau khi dời đi được chuyển thành vườn hoa, trường học, khu vui chơi công cộng, câu lạc bộ, tượng đài (những cái khu vực nội đô thực sự đang thiếu) hay thậm chí, để mở một con đường thông thoáng.. Trái lại khi nhà máy đó dời đi, khu vực đó thoát được ô nhiễm tiếng ồn, khí, thải... thì lại phải đối mặt với sự quá tải về dân cư khi các cao ốc mới hình thành...Tức là chính sách di dời nhà máy của Hà Nội mới chỉ thực hiện được một nửa mục đích của nó vì mới chỉ cung ứng cho thị trường bất động sản cung về nhà còn cung về các công trình công cộng thì chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w