Kích thước mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 39)

Hiện nay kích thước mẫu được lấy theo công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397-398). Công thức kinh nghiệm để tính sử dụng trong phân tích nhân tố EFA, theo Hair và ctg (1998) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398) kích thước mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát: N >=5*p, trong đó N là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, m: là số quan sát; Trong nghiên cứu này số quan sát là 38, như vậy mẫu tối thiểu là 5*38 = 190.

Công thức kinh nghiệm để tính hồi quy tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu như sau: N>= 50+8p. Trong đó, N: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p: số biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang

499). Trong mô hình nghiên cứu này có 8 biến độc lập như vậy N tối thiểu là 50+8*8=114.

Tuy nhiên theo nguyên tắc kích thước mẫu càng lớn càng tốt, trong nghiên cứu này chọn kích thước mẫu: N=425 mẫu. Để đạt được kích thước N=425, số lượng phỏng vấn trực tiếp với 112 bảng câu hỏi phát ra thu về được 97 bảng câu hỏi hợp lệ, và phỏng vấn gián tiếp với 346 link (www.google.com/drive ), đạt 324 link trả lời hợp lệ. Tổng số mẫu thu được là 421 mẫu. Công cụ sử dụng: phần mềm SPSS 20.0 dùng để làm sạch và xử lý dữ liệu.

Tóm tắt

Trong Chương 3, trình bày về: (1) Phương pháp nghiên cứu, (2) Quy trình nghiên cứu, (3) Các thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc, (4) Xác định kích thước mẫu và phương pháp lấy mẫu.

Kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung là cơ sở trong nghiên cứu định tính sơ bộ, kết quả thảo luận nhóm đồng thời dựa trên những thang đo có sẵn trên thị trường quốc tế, các thang đo trong nghiên cứu được hiệu chỉnh phù hợp với sản phẩm và thị trường người tiêu dùng Việt Nam. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp dùng trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu được sử dụng trong phân tích tiếp theo: Cronbach Alpha, EFA, Hồi quy bội, Anova,… ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong Chương 3 trình bày các thang đo nghiên cứu và kích thước mẫu, tiếp theo trong Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu gồm những nội dung sau:

(1)Mô tả và phân tích đặc điểm mẫu thu được (2)Đánh giá và kiểm định các thanh đo

(3)Phân tich hồi quy bội, kiểm định giả thuyết thống kê (4)Phân tích tích tác động của các biến định tính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 39)