Các yếu tố về nhân khẩu học: tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp đã được xem xét và có tác động đến hành vi người tiêu dùng (kotler, 1996). Người tiêu dùng thay đổi sản phẩm và dịch vụ theo từng thời kỳ khác nhau, ví dụ lúc nhỏ nhu cầu thiết yếu, học hành là quan trọng, khi trưởng thành, nhu cầu trở nên khác hơn có thể là những sản phẩm thể hiện bản thân. Nghề nghiệp của mỗi người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ, một nhân viên bình thường sẽ chú ý đến quần áo, ăn mặc, những người làm việc cho những công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo thường chú trọng đến hành ảnh của họ, mang tính chất Việc lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ chịu tác động rất lớn từ thu nhập của mỗi cá nhân, thu nhập tác động đến thái độ trong chi tiêu và tiết kiệm, đối với những sản phẩm và dịch vụ nhạy cảm với thu nhập như mặt hàng điện tử, công nghệ: Điện thoại, máy ảnh,… thì việc khả năng chi trả quyết định đến việc chọn mua sản phẩm dịch vụ đó. Trình độ học vấn thường tỷ lệ thuận với thu nhập của một cá nhân, và trình độ học vấn liên quan đến mức độ biết chữ và sử dụng internet, sản phẩm công nghệ. Liên quan đến tuổi tác, người trẻ tuổi thường sử dụng internet, sản phẩm công nghệ nhiều hơn so với người lớn tuổi hơn vì vậy họ có nhiều hiểu biết hơn so với người lớn tuổi (Li et al., 2006).
Các nhân tố nhân khẩu học đóng một vai trò quan trọng trong cách đánh giá cuối cùng của người tiêu dùng trong việc lựa chọn một thương hiệu để sử dụng (Walsha và Mitchell, 2005). Do đó giả thuyết được đặt ra:
H6: Có sự khác nhau trong hành vi lựa chọn thương hiệu giữa các nhóm nhân khẩu học.