Tổng quan hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn (Trang 32)

4. Đối tượng nghiên cứu

2.1.3.2 Tổng quan hoạt động tín dụng

Để tiến hành được các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng phải huy động vốn tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn mới là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua đó thúc đẩy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả.

Bảng 1.4 : Số liệu cho vay tổng thể.

(ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn:Báo cáo kinh tế tổng hợp Vietinbank Nam Sài Gòn 2011-2013)

Sự gia tăng doanh số cho vay phần nào phản ánh được nhu cầu đầu tư, tiêu dung của thị trường và khả năng đáp ứng kịp thời của ngân hàng. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 3.295 tỷ đồng, năm 2012 là 3.053 tỷ đồng giảm với tốc độ 7,34%. Sang năm 2013, doanh số cho vay đã tăng lên 3.124 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 2,33%. Có nhiều nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay năm 2012 giảm, một phần do sản xuất kinh doanh chung gặp nhiều khó khăn, ứ đọng hàng tồn kho, bất động sản đóng băng trong khi các khách hàng lớn của Chi nhánh phần lớn là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản………., thu nhập và nhu cầu chi tiêu của người dân giảm trong tình hình kinh tế khó khăn, một phần do lãi xuất biến động thường xuyên kéo dài từ năm 2011 tạo tâm lý e ngại vay mượn của người dân và các doanh nghiệp. tuy nhiên doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng trở lại trong năm 2013 cho thấy tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh đang dần hồi phục và từng bước ổn định, phát triển trở lại.

Qua các năm ngân hàng dư nợ liên tục tăng , tính đến 31/12/2013 tổng dư nợ đạt 1.113 tỷ đồng tăng 4,25 % so với năm 2012.Tuy nhiên ngân hàng luôn duy trì được một tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 3 % .Đây là một kết quả hết sức khả quan khi ngân hàng luôn đảm bảo được mức doanh số giải ngân và mức tăng dư nợ ổn định nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng trên cơ sở đảm bảo được an toàn vốn vay.

Bảng 1.5: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh Lệch 2012/2011 Chênh Lệch 2013/2012 (+,-) % (+,-) % Doanh số cho vay 3295 3053 3124 -242 -7,34% 71 2,33% Doanh số thu nợ 2492 2216 2011 -276 -11,08% -194 -8,75% Dư nợ 803 837 1113 34 4,23% 276 32,97% Nợ từ nhóm 3 - nhóm 5 9,3 10,8 11,6 1,5 16,13% 0,8 7,4% Tỉ lệ nợ xấu, % 1,12% 1,29% 1,04%

(ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn:Báo cáo kinh tế tổng hợp Vietinbank Nam Sài Gòn 2011-2013)

Bảng 1.6: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề.

(ĐVT: tỷ đồng) ST

T Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Nông và lâm nghiệp 49,8 57,4 68,8

2 Xây dựng 180,4 190,8 238,7

3 Sản xuất và chế biến 231,4 239,6 330,8

4 Xuất - nhập khẩu 162,3 167,4 192,3

5 Khác 179,1 181,8 282,4

Tổng cộng 803,0 837,0 1113,0

(Nguồn:Báo cáo kinh tế tổng hợp Vietinbank Nam Sài Gòn 2011-2013)

Ta có thể thấy tuy là ngân hàng chi nhánh của hệ thống ngân hàng Vietinbank nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng trải đều trên các ngành nghề trong đó các doanh nghiệp sản xuất & chế biến chiếm lượng lớn nhất. Xét theo thành phần kinh tế thì lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn ( trên 70% ) qua tất cả các năm, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 13,5% ( 2012 ) và 10,47% ( 2013 ) tổng dư nợ cho vay.

Những kết quả đạt được là do các cán bộ chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Củng cố tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán tới các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh khả thi, có phương án thanh toán để tiến tới lựa chọn dự án có hiệu quả.

Thành phần kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh Lệch 2012/2011 Chênh Lệch 2013/2012 (+,-) % (+,-) % DNNN 167,7 172,3 201,2 4,6 13,5% 28,9 10,47% DNNQD 524,4 549,3 753,4 24,9 73,24% 204,1 73,95% HTX, hộ gia đình, cá nhân 110,9 115,4 158,4 4,5 13,26% 43 15,58% Tổng cộng 803,0 837,0 1113,0 34 100 276,0 100

- Thường xuyên tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của chính phủ, các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư.

- Thường xuyên coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng cao khối lượng đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn.

- Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện chi việc giải ngân nhanh kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng.

2.1.3.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn có bước tăng trưởng khá trong các năm. Tính đến 31/12/20113 Tổng nguồn vốn đạt 2.618 tỷ đồng (quy đổi) tăng 24,49% so với năm 2011. Và đến 31/12/2013 Tổng nguồn vốn đã tăng lên 2.811 tỷ đồng (quy đổi) tăng 7,37% so với năm 2012.

Hoạt động tín dụng.

Tổng dư nợ từng bước tăng trưởng vững chắc qua từng năm, năm 2012 đạt 837 tỷ đồng (quy đổi) tăng 4,23% so năm 2011 và năm 2013 thì đạt 1.113 tỷ đồng (quy

đổi) tăng 32,97% so với năm 2012.

Các hoạt động khác.

Nhằm tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng, năm qua chi nhánh đã triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ như: Phát hành thư bảo lãnh, chuyển tiền trong nước và nước ngoài, chi trả kiều hối – Western Union, chi hộ lương, kết nối thanh toán, quản lý luồng tiền cho doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước, thu học phí cho sinh viên, phát hành thẻ ATM, Visa/Master Card, Ebanking …………..

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w