4. Đối tượng nghiên cứu
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
•Những nguyên nhân.
- Khách hàng của ngân hàng chưa đa dạng.
Khách hàng của hoạt động tín dụng ngắn hạn chủ yếu là các cá nhân ngoài doanh nghiệp nhà nước, có thu nhập cao, có tài sản đảm bảo. còn đối với khách hàng là công nhân viên chức làm việc với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hay
những cá nhân có thu nhập vừa và nhỏ rất phù hợp với những khoản tín dụng ngắn hạn có quy mô nhỏ thì ngân hàng vẫn chưa khai thác tối đa.
- Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại.
Tại ngân hàng cán bộ tín dụng chưa phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định.
Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước. Chứ chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nền nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán.
- Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm soát không thường xuyên.
Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Vẫn còn tình trạng cán bộ tín dụng xét duyệt vốn cho đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ cho vay. Việc kiểm tra kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
•Những hạn chế.
- Năng lực quản lý còn hạn chế:
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh cũng như có rất nhiều rủi ro luôn luôn rình rập, môi trường kinh doanh luôn đầy tính cạnh tranh. điều này đỏi hỏi năng lực quản lý của các doanh nghiệp phải cao, nhưng đây cũng là một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động không hiêu quả thậm chí
còn thua lỗ. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh tới chất lượng khoản vay.
- Số liệu tài chính của doanh nghiệp không trung thực:
Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liêu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.
•Các nhân tố khác .
- Môi trường pháp lý không thuận lợi.
Hệ thống văn bản ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, vừa thiếu lại không đồng bộ, thậm chí còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện.
Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa nghiêm, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật kém hiệu lực:
- Thực trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở những
mức độ khác nhau. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện hợp đồng không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lấy tiền vay ngân hàng. Thực tế đòi hỏi cơ chế vận hành pháp luật phải đồng bộ, thống nhất từ lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thế nhưng trong thời gian qua cho dù nhà nước đã rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện và giám sát lại chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực về trình độ chuyên môn thậm chí còn có biểu hiện thoái hoá, biến chất về đạo đức trong thực thi pháp luật như ăn đút lót, hối lộ để giảm tội cho kẻ vi phạm.
- Các cơ quan hữu quan chưa có cái nhìn thấu đáo về ngân hàng và hoạt động
kinh doanh tiền tệ nên chưa có sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan. Cho đến nay, không ít người cho rằng việc
cho vay và thu hồi nợ chỉ đơn thuần là việc của ngân hàng, trong khi trên thực tế có nhiều khoản vay ngân hàng đã thực hiện theo đúng mọi quy định của Nhà nước mà vẫn không thu hồi được nợ, bởi lúc đó nó đã vượt ra khỏi chức năng và khả năng của ngân hàng.
- Môi trường kinh doanh không thuận lợi .
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã dẫn tới những ảnh hưởng hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế nước ta. Nhiều biến số kinh tế vĩ mô biến động khó lường , môi trường kinh doanh biến động gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp .Việc sản xuất kinh doanh đình trệ, các dự án không đạt hiệu quả như mong đợi, dẫn tới các doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn các món vay ngân hàng .
Có thể nói rằng trong những năm qua, tín dụng ngắn hạn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vì ngân hàng đã cung cấp một lượng tín dụng ngắn hạn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đáp ứng kịp thời lượng vốn mà doanh nghiệp cần để mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước.
Tuy nhiên cùng với việc phát triển hoạt động tín dụng và tăng trưởng của khối lượng vốn vay giải ngân thì tỉ trọng nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng lên …..Cho nên , chi nhánh không được phép chủ quan. Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn cần tìm và khai thác triệt để các biện pháp thích hợp hơn nữa trong thời gian tới.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN.