Tổng quan tình hình huy đông vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn (Trang 30)

4. Đối tượng nghiên cứu

2.1.3.1 Tổng quan tình hình huy đông vốn

Bảng 1.2: So sánh nguồn vốn huy động tại chi nhánh so với cả hệ thống Vietinbank. (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh Lệch 2012/2011 Chênh Lệch 2013/2012 (+,-) % (+,-) % Hệ thống Vietinbank 420.212 460.082 510.691 39870 9,48% 50609 10,99% Chi nhánh Nam Sài Gòn 1.581 1.818 2.117 237 14,99% 299 16,45% Tỷ lệ % Chi nhánh so với hệ thống 0,38% 0,40% 0,41%

(Nguồn:Báo cáo kinh tế tổng hợp Vietinbank Nam Sài Gòn 2011-2013)

Dựa vào bảng 2.1 cho chúng ta thấy, tình hình huy động vốn Chi nhánh Nam Sài Gòn tăng qua các năm từ 2011-2013. Nguồn huy động vốn của Chi nhánh Nam Sài Gòn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn huy động vốn của Vietinbank, nó vào

khoảng 0,41% (năm 2013). Tỷ trọng có xu hướng tăng nhưng không mấy đáng kể năm 2013 tăng khoảng 0,01% so với năm 2012. Tốc độ tăng vốn huy động bình quân hàng năm của Vietinbank trong thời gian 2011-2013 là

x 100% - 100% = 10,24% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm của Chi nhánh Nam Sài Gòn cao hơn nhiều là x100% - 100% = 15,72 %. Cho thấy sự cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên Chi Nhánh. Chi Nhánh đã thực hiện tốt định hướng đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn, thực hiện tốt các chính sách khuyến mãi tiếp thị hấp dẫn, tiếp cận khách hàng linh hoạt, giữ ổn định số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiếp cận nguồn tiền lớn và ổn định.

Bảng 1.3: Kết cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Vietinbank. (ĐVT: tỷ đồng)

Năm 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Số dư % Số dư % Số dư %

Tiền Gửi Không

Kỳ Hạn 131,5 8,32% 325,7 17,92% 331,4 15,65%

Tiền Gửi Có Kỳ

Hạn 1449,5 91,68% 1492,3 82,08% 1515,6 84,35%

Tổng Nguồn 1581,0 100% 1818,0 100% 2117,0 100%

(Nguồn:Báo cáo kinh tế tổng hợp Vietinbank Nam Sài Gòn 2011-2013)

Tại thời điểm 31/12/2013 thì số dư tiền gửi có kỳ hạn đạt 1815,6 tỷ đồng và số dư tiền gửi không kỳ hạn lên tới 301,4 tỷ đồng. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tuy có biến động qua các năm nhưng luôn chiếm đáng kể tổng nguồn huy động. Tuy không ổn định và chiếm tỷ trọng lớn như tiền gửi có kỳ hạn nhưng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí thấp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng với số dư tiền gửi có kỳ hạn cao, số dư tiền gửi thanh toán tại ngân hàng với số dư lớn cũng đã thể hiện được sự hiệu

quả của khâu thanh toán cũng như uy tín hoạt động của ngân hàng trong con mắt của các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khách hàng khác.

Để có được những kết quả khả quan trên, ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Sài Gòn đã có những cố gắng không nhỏ trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường, bên cạnh đó còn tổ chức thu tiền gửi tại gia đình những khoản tiền từ 50 triệu đồng trở lên. Những hoạt động này đã tạo cho người dân một tâm lý yên tâm và vững tin khi gửi tiền vào ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Sài Gòn. Do vậy nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng trưởng nhanh hơn, từ đó tạo thế chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu tư tín dụng, nhất là đầu tư trung và dài hạn. Một yếu tố rất thuận lợi ở đây là niềm tin của những người dân đối với ngân hàng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của đại bộ phận dân cư trong thành phố đã được từng bước cải thiện, nguồn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng. Tiền gửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w