Được Tạo Dựng Cho Gia Đình Của Đức Chúa Trờ

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 63)

"Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh." (Giăng 15:5)

"Chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau."

(Rô-ma 12:5)

Ngày 15:

Được Tạo Dựng Cho Gia ĐìnhCủa Đức Chúa Trời Của Đức Chúa Trời

Thật, Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển. (Hê-bơ-rơ 2:10a) Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng

là con cái Đức Chúa Trời; và chúng ta thật là con cái Ngài. (I Giăng 3:1)

Bạn được tạo dựng cho gia đình của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời muốn một gia đình, và Ngài tạo dựng bạn để làm một thành viên của gia đình đó. Đây chính là mục đích thứ hai của Đức Chúa Trời cho cuộc đời bạn, là điều Ngài đã hoạch định từ trước khi bạn ra đời. Cả Kinh Thánh là câu chuyện kể về việc Đức Chúa Trời xây dựng một gia đình gồm những người sẽ yêu thương, tôn kính và cai trị với Ngài đời đời. Kinh Thánh chép, "Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài" (Ê-phê-sô 1:5).

Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương, nên Ngài xem trọng các mối quan hệ. Chính bản chất của Ngài cũng mang tính quan hệ, và Ngài dùng những khái niệm gia đình để bày tỏ về mình: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Linh. Ba Ngôi chính là mối quan hệ của Đức Chúa Trời với chính Ngài. Đó là một mô hình trọn vẹn cho sự hài hòa trong quan hệ, và chúng ta cần phải học hỏi từ đó. Đức Chúa Trời luôn hiện hữu trong mối quan hệ yêu thương với chính Ngài, nên Ngài không bao giờ cô đơn. Ngài không cần một gia đình-Ngài muốn một gia đình, nên Ngài đã có kế hoạch tạo dựng chúng ta, đem chúng ta vào trong gia đình của Ngài, và chia sẻ với chúng ta mọi điều Ngài có. Điều này đem lại sự khoái lạc lớn cho Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, "Ấy chính Ngài theo ý muốn mình, đã dùng lời chân thật sanh chúng ta, hầu cho chúng ta được nên như trái đầu mùa của những vật Ngài

dựng nên" (Gia-cơ 1:18).

Khi chúng ta đặt niềm tin của mình nơi Đấng Christ, Đức Chúa Trời trở thành Cha chúng ta, chúng ta trở thành con cái của Ngài, các tín hữu khác trở thành anh chị em của chúng ta, và Hội Thánh trở thành một gia đình thuộc linh. Gia đình của Đức Chúa Trời gồm có mọi tín nhân trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mỗi con người đều được Đức Chúa Trời tạo dựng, nhưng không phải ai cũng là con của Ngài. Cách duy nhất để gia nhập gia đình của Đức Chúa Trời là tái sanh. Bạn là thành viên của gia đình con người khi bạn chào đời, nhưng bạn chỉ trở thành thành viên của gia đình Đức Chúa Trời khi được sanh lại. Đức Chúa Trời "đã ban cho chúng ta đặc ân được tái sanh để bây giờ chúng ta là thành viên trong gia đình của Ngài" (I Phi-e-rơ 1:3b bản LB-ND; cũng hãy xem trong Rô-ma 8:15-16 bản TEV).

Lời Đức Chúa Trời mời gọi con người gia nhập gia đình của Ngài vang dội toàn cầu,[i] nhưng có một điều kiện: đức tin nơi Đức Chúa Giê-su. Kinh Thánh chép, "Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con của Đức Chúa Trời" (Ga-la-ti 3:26).

Gia đình thuộc linh của bạn thậm chí còn quan trọng hơn cả gia đình thuộc thể nữa vì nó sẽ tồn tại đời đời. Gia đình của chúng ta trên trần gian là những món quà tuyệt vời của Đức Chúa Trời, nhưng chúng cũng tạm bợ và dễ tan vỡ, thường bị gãy đổ bởi ly dị, xa cách, già nua, và cái chết không thể tránh được. Mặt khác, gia đình thuộc linh của chúng ta-mối quan hệ của chúng ta với những tín nhân khác-sẽ liên tục suốt cả cõi đời đời. Đó là một sự hiệp nhất mạnh mẽ hơn nhiều, một dây đai bền vững hơn là các mối quan hệ huyết thống. Bất cứ khi nào Phao-lô dừng lại để nói đến mục đích đời đời của Đức Chúa Trời cho hết thảy chúng ta, ông thường cất lời ngợi khen: "Khi tôi nghĩ đến sự khôn ngoan và vĩ đại trong kế hoạch của Ngài, tôi bèn quỳ gối cuống và cầu nguyện với Cha của đại gia đình Đức Chúa Trời mà một số thành viên đã ở trên thiên đàng rồi và một số thì còn lại trên trần gian này" (Ê-phê-sô 3:14-15 bản LB-ND).

Những Ích Lợi Khi Được Làm Thành Viên Trong Gia Đình Của Đức Chúa Trời

Giây phút bạn được sanh lại, trên phương diện thuộc linh, trong gia đình của Đức Chúa Trời, bạn nhận được một số quà sinh nhật đáng ngạc nhiên: họ của cả gia đình, những đặc điểm giống với gia đình, những đặc ân trong gia đình, mối thông công mật thiết với gia đình, và cả di sản của gia đình nữa![ii]

Kinh Thánh chép, "Nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời" (Ga-la-ti 4:7b).

Thánh Kinh Tân Ước nhấn mạnh nhiều đến "di sản" giàu có của chúng ta. Nó cho chúng ta biết rằng,

"Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ" (Phi-líp 4:19). Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta chia sẻ sự giàu có của gia đình. Ngay trên trần gian này chúng ta nhận được "sự dư dật của ân điển... lòng nhân từ... nhịn nhục... vinh hiển... khôn ngoan... mạnh mẽ... và thương xót."[iii]Vậy mà trong cõi đời đời chúng ta còn được thừa kế nhiều hơn như thế nữa.

Phao-lô nói, "Tôi muốn anh em nhận biết được di sản mà Ngài đã ban cho dân sự Ngài là giàu có và vinh hiển dường nào" (Ê-phê-sô 1:18b bản NLT-ND). Di sản đó bao gồm những gì? Thứ nhất, chúng ta được ở với Đức Chúa Trời đời đời.[iv] Thứ hai, chúng ta sẽ được hoàn toàn biến đổi để giống Đấng Christ.[v] Thứ ba, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi đau đớn, sự chết, khổ hạnh.[vi] Thứ tư, chúng ta sẽ được ban thưởng và được bổ nhiệm những chức vụ hầu việc mới.[vii] Thứ năm, chúng ta sẽ được dự phần trong sự vinh hiển của Đấng Christ.[viii] Thật là một di sản lớn lao! Bạn giàu có hơn điều mà bạn nhận thấy đấy.

Kinh Thánh chép, "Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em" (I Phi-e-rơ 1:3-4). Điều này có nghĩa là di sản đời đời của bạn là vô giá, thuần khiết, bền vững và được bảo vệ. Không một ai có thể cướp nó khỏi bạn; nó không thể bị hủy diệt bởi chiến tranh, bởi nền kinh tế nghèo nàn hoặc thảm họa thiên nhiên. Di sản đời đời này là điều bạn nên hướng tới. Phao-lô nói, "Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng" (Cô-lô- se 3:23-24a). Về hưu chỉ là một mục tiêu thiển cận. Bạn phải sống trong ánh sáng của cõi đời đời.

Báp-tem: Đồng Nhất Hóa Với Gia Đình Của Đức Chúa Trời

Những gia đình lành mạnh có một niềm tự hào; các thành viên không hề xấu hổ khi thừa nhận mình là một thành viên trong gia đình đó. Đáng buồn là tôi đã gặp nhiều tín hữu chưa bao giờ công khai về việc gia nhập gia đình thuộc linh của mình, theo như điều Đức Chúa Giê-su ban truyền, bằng việc làm báp- tem.

Báp-tem không phải là một nghi thức tùy chọn để muốn trì hoãn chừng nào cũng được. Nó xác nhận bạn là thành viên của gia đình Đức Chúa Trời. Nó công khai tuyên bố với thế gian rằng, "Tôi không xấu hổ vì là thành viên của gia đình Đức Chúa Trời." Bạn đã làm báp-tem chưa? Chúa Giê-su ra lệnh cho chúng ta thực hiện công việc này cho mọi người trong gia đình của Ngài. Ngài phán với chúng ta,

"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ" (Ma-thi-ơ 28:19).

Trong nhiều năm dài tôi tự hỏi tại sao Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su lại chú trọng đến báp-tem tương đương với công tác truyền giáo và gây dựng. Tại sao báp-tem lại quan trọng như thế? Sau đó tôi nhận ra rằng nó quan trọng là vì nó tượng trưng cho mục đích thứ hai của Đức Chúa Trời cho cuộc đời bạn: dự phần trong mối thông công với gia đình đời đời của Ngài.

Báp-tem có rất nhiều ý nghĩa. Khi chịu báp-tem, bạn xưng nhận đức tin của mình, chia sẻ sự chết và phục sinh với Đấng Christ, tượng trưng cho sự chết đời sống cũ, và công bố đời mới của bạn trong Đấng Christ. Nó cũng là một sự kỷ niệm bạn gia nhập gia đình Đức Chúa Trời.

Báp-tem là một hình ảnh thuộc thể của một lẽ thật thuộc linh. Nó tượng trưng cho những gì đã xảy ra ngay giờ phút Đức Chúa Trời đưa bạn vào gia đình của Ngài: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa" (I Cô-rinh-tô 12:13).

Báp-tem không khiến bạn trở thành thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời; chỉ có đức tin nơi Đấng Christ mới làm điều đó. Báp-tem chứng tỏ bạn là một phần trong gia đình của Ngài. Giống như chiếc nhẫn cưới, nó là một dấu hiệu hữu hình của một giao ước trong lòng bạn. Nó là hành động kết nạp của bạn, chứ không phải là điều gì đó bạn phải chờ cho tới khi trưởng thành thuộc linh. Điều kiện Kinh Thánh duy nhất đó là bạn tin.[ix]

Trong Tân Ước, nhiều người được báp-tem ngay sau khi họ tin. Trong Lễ Ngũ Tuần, 3,000 người đã được báp-tem cùng ngày họ tiếp nhận Đấng Christ. Ở một nơi khác, một người lãnh đạo Ê-thi-ô-bi đã được báp-tem ngay sau khi ông cải đạo, còn Phao-lô và Si-la thì làm báp-tem cho người cai ngục Phi- líp và gia đình của ông lúc nửa đêm. Trong Thánh Kinh Tân Ước không hề có chuyện trì hoãn báp-tem. Nếu bạn chưa làm báp-tem để bày tỏ đức tin của bạn nơi Đấng Christ, hãy làm càng sớm càng tốt, theo như điều Chúa Giê-su ra lệnh.

Đặc Ân Lớn Nhất Của Cuộc Sống

Kinh Thánh chép, "Vì Đấng làm nên thánh và kẻ được nên thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em" (Hê-bơ-rơ 2:11). Hãy để lẽ thật kỳ diệu đó thấm nhuần trong chúng ta. Bạn là một phần trong gia đình của Đức Chúa Trời, và vì Đức Chúa Giê-su đã khiến bạn nên thánh, nên Đức Chúa Trời tự hào về bạn! Những lời nói của Đức Chúa Giê-su không hề nhầm lẫn: "Ngài giơ tay chỉ các môn đồ mình, mà phán rằng: "Nầy là mẹ ta cùng anh em ta! Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy'" (Ma-thi-ơ 12:49-50). Được gia nhập gia đình của Đức Chúa Trời là vinh dự lớn nhất và cũng là đặc ân lớn nhất mà bạn từng nhận được. Không có một điều nào sánh kịp được. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình không quan trọng, không được yêu thương, hoặc không an toàn, hãy nhớ lại bạn thuộc về ai.

Suy Nghĩ Về Mục Đích Của Tôi

Vấn Đề Suy Nghĩ: Tôi được tạo dựng cho gia đình của Đức Chúa Trời.

Câu Gốc: "Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài." Ê-phê-sô 1:5

Câu Hỏi Suy Gẫm: Làm sao tôi có thể khởi sự đối đãi với những tín nhân khác như là các thành viên trong gia đình của tôi? Hôm nay tôi có thể làm gì?

Ngày 16:

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)