Nguyên Nhân Của Mọi Sự

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 26)

Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! (Rô-ma 11:36) Đức Giê-hô-va đã dựng nên muôn vật để dùng cho Ngài; đến đỗi kẻ ác cũng vậy, để dành cho ngày

tai họa. (Châm Ngôn 16:4)

Mọi sự đều vì Ngài.

Mục đích cuối cùng của vũ trụ là để bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là lý do mọi vật hiện hữu, bao gồm cả bạn. Đức Chúa Trời đã tạo dựng mọi sự vì sự vinh hiển của Ngài. Không có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì không có gì cả.

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là gì? Đó chính là Đức Chúa Trời. Đó là ý nghĩa bản chất của Ngài, trọng lượng tầm quan trọng của Ngài, sự huy hoàng, tráng lệ của Ngài, sự bày tỏ quyền năng Ngài, và sự hiện diện của Ngài. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là một cách nói về lòng nhơn từ cũng như mọi phẩm chất đời đời khác của Ngài.

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở đâu? Hãy nhìn xung quanh. Mọi sự được Đức Chúa Trời tạo nên đều phản ánh sự vinh hiển của Ngài theo một cách nào đó. Chúng ta nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi, từ những dạng sống nhỏ nhất cho đến dãy Ngân Hà vĩ đại, từ những buổi hoàng hôn và các ngôi sao cho đến những cơn bão và các mùa. Sự sáng tạo bày tỏ vinh hiển của Đấng Sáng Tạo. Qua thiên nhiên, chúng ta biết được rằng Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng, rằng Ngài thích sự đa dạng, yêu vẻ đẹp, có tổ chức, khôn ngoan và sáng tạo. Kinh Thánh chép, "Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm" (Thi Thiên 19:1).

Xuyên suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự vinh hiển của Ngài cho con người bằng nhiều cách khác nhau. Ngài bày tỏ nó lần đầu tiên tại vườn Ê-đen, kế đó bày tỏ với Môi-se, rồi trong đền tạm và đền thờ, sau đó là qua Chúa Giê-su, và bây giờ là qua Hội Thánh.[i] Nó được mô tả như ngọn lửa hay thiêu đốt, một đám mây, sấm chớp, và ánh sáng chói lòa.[ii] Trên thiên đàng, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu sáng rộng khắp. Kinh Thánh chép, "Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành" (Khải Huyền 21:23).

Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ rõ nhất trong Đức Chúa Giê-su Christ. Ngài, Ánh Sáng của thế gian, bày tỏ bản chất của Đức Chúa Trời. Nhờ có Chúa Giê-su, chúng ta không còn ở trong bóng tối và không biết Đức Chúa Trời là Đấng thực sự như thế nào. Kinh Thánh chép, "Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài" (Hê-bơ-rơ 1:3); cũng hãy xem trong II Cô-rinh-tô 4:6). Chúa Giê-su đến trần gian để chúng ta có thể hiểu cách trọn vẹn về sự vinh

hiển của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha"

(Giăng 1:14).

Sự vinh hiển cố hữu của Đức Chúa Trời là điều Ngài có vì Ngài là Đức Chúa Trời. Nó chính là bản chất của Ngài. Chúng ta không thể thêm bất cứ điều gì khác vào sự vinh hiển này, cũng như chúng ta không thể làm cho mặt trời chiếu sáng hơn nữa. Nhưng chúng ta được lệnh phải nhìn nhận sự vinh hiển Ngài,

tôn ca sự vinh hiển Ngài, công bố sự vinh hiển Ngài, ngợi khen sự vinh hiển Ngài, bày tỏ sự vinh hiển Ngài, và sống vì sự vinh hiển Ngài.[iii] Tại sao? Vì Đức Chúa Trời xứng đáng được như vậy! Chúng ta nợ Ngài từng sự tôn ca của chúng ta. Vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng mọi sự, Ngài xứng đáng nhận mọi vinh hiển. Kinh Thánh chép, "Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên" (Khải Huyền 4:11).

Trong toàn cõi vũ trụ này, chỉ có hai tạo vật của Đức Chúa Trời là không chịu dâng vinh hiển cho Ngài: đó là các thiên sứ sa ngã (ma quỷ) và chúng ta (con người). Toàn bộ tội lỗi, xét về cội nguồn của nó, là sự thất bại trong việc dâng vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời. Tội lỗi là yêu bất cứ điều gì khác hơn là yêu Đức Chúa Trời. Không chịu dâng sự vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời là một hành động phản nghịch kiêu ngạo, và đó chính là tội lỗi đã khiến Sa-tan sa ngã-và cả chúng ta nữa. Tất cả chúng ta đã sống vì sự vinh hiển của riêng mình, chứ không phải của Đức Chúa Trời, theo nhiều cách khác nhau. Kinh Thánh chép, "Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rô-ma 3:23).

Không ai trong số chúng ta đã từng dâng cho Đức Chúa Trời toàn bộ sự vinh hiển mà Ngài xứng đáng nhận từ chính cuộc đời chúng ta. Đây là tội lỗi lớn nhất và cũng là sai lầm lớn nhất mà chúng ta vấp phải. Mặt khác, sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là thành công lớn nhất chúng ta có thể đạt được trong cuộc đời này. Chúa phán, "(Họ) là những kẻ xưng bằng tên ta, ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ" (Ê-sai 43:7), cho nên đó phải là mục đích tối cao của cuộc đời chúng ta.

Làm Sao Để Tôi Dâng Vinh Hiển Cho Đức Chúa Trời?

Chúa Giê-su nói với Đức Chúa Cha, "Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm" (Giăng 17:4). Chúa Giê-su tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cách làm trọn mục đích của Ngài trên đất. Chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời cũng bằng cách đó. Khi tạo vật nào làm thành mục đích của nó, nó dâng vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời. Các loài chim dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời khi chúng bay lượn, kêu chiêm chiếp, làm tổ, và làm những việc khác của loài chim mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Đức Chúa Trời dựng nên những con kiến là kiến, và Ngài tạo dựng bạn để là chính bạn. Thánh Irenaeus đã nói, "Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chính là con người hoàn toàn sống động!"

Có nhiều cách để dâng vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời, nhưng có thể tóm tắt chúng vào năm mục đích Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời bạn. Chúng ta sẽ dành phần còn lại của cuốn sách này đi sâu vào những mục đích đó, ở đây tôi chỉ nói tóm tắt thôi:

Chúng ta dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng cách thờ phượng Ngài. Thờ phượng là trách nhiệm đầu tiên của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta thờ phượng Chúa bằng cách tận hưởng Ngài. C. S. Lewis đã nói, "Khi Đức Chúa Trời ban lệnh cho chúng ta tôn vinh Ngài, Ngài đang mời gọi chúng ta tận hưởng Ngài." Đức Chúa Trời muốn sự thờ phượng của chúng ta phát xuất từ tình yêu thương, sự tạ ơn và vui mừng chứ không phải nhiệm vụ. John Piper đã nói, "Đức Chúa Trời được tôn

vinh nhiều nhất khi chúng ta thỏa lòng nhất trong Ngài."

Sự thờ phượng không chỉ đơn thuần là ngợi khen, hát và cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Thờ phượng là một lối sống tận hưởng Đức Chúa Trời, yêu thương Ngài, và dâng hiến chính chúng ta để sử dụng cho những mục đích của Ngài. Khi bạn dùng cuộc đời mình vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, mọi việc bạn làm có thể trở thành một hành động thờ phượng. Kinh Thánh chép, "Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình"

(Rô-ma 6:13).

Chúng ta dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng cách yêu thương các tín hữu khác. Khi bạn được tái sanh, bạn trở thành một phần trong gia đình của Đức Chúa Trời. Đi theo Đấng Christ không chỉ là vấn đề của lòng tin; nó cũng bao hàm sự thuộc về và học biết yêu thương gia đình của Đức Chúa Trời. Giăng viết, "Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết" (I Giăng 3:14). Phao-lô nói, "Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển" (Rô-ma 15:7).

Trách nhiệm lớn thứ hai của bạn trên trần gian này là học biết cách để yêu như Chúa yêu, vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương và điều đó tôn vinh Ngài. Chúa Giê-su phán, "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta" (Giăng 13:34-35).

Chúng ta dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng cách trở nên giống như Đấng Christ. Một khi chúng ta được sanh lại trong gia đình của Đức Chúa Trời, Ngài muốn chúng ta trưởng thành thuộc linh. Việc đó như thế nào? Sự trưởng thành thuộc linh là trở nên giống như Đấng Christ trong cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Bạn càng có một nhân cách giống Đấng Christ bao nhiêu, bạn càng dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bấy nhiêu. Kinh Thánh chép, "Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh" (II Cô-rinh-tô 3:18).

Đức Chúa Trời ban cho bạn một đời mới và một bản chất mới khi bạn tiếp nhận Đấng Christ vào cuộc đời mình. Bây giờ, trọn phần còn lại của cuộc đời bạn trên đất này, Đức Chúa Trời muốn tiếp tục tiến trình biến đổi nhân cách của bạn. Kinh Thánh chép, "Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy" (Giăng 15:8; cũng hãy xem Phi-líp 1:11).

Chúng ta dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng cách phục vụ những người khác. Mỗi người trong chúng ta được Chúa tạo dựng cách độc nhất với nhiều tài năng, ân tứ, kỹ năng và năng lực khác nhau. Cách bạn được "dệt" thành không phải là một điều ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời không ban cho bạn nhiều khả năng với các mục đích ích kỷ. Chúng được ban cho vì lợi ích của những người khác, cũng như họ có các năng lực khác vì lợi ích của bạn. Kinh Thánh chép, "Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời... Hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban, hầu cho Đức Chúa Trời được sáng danh trong mọi sự bởi Đức Chúa Jêsus Christ; là Đấng được sự vinh hiển quyền phép đời đời vô cùng" (I Phi-e-rơ

4:10-11; cũng hãy xem II Cô-rinh-tô 8:19b).

Chúng ta dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng cách nói với những người khác về Ngài. Đức Chúa Trời không muốn tình yêu thương và những mục đích của Ngài cứ được giữ bí mật. Một khi chúng ta đã biết lẽ thật, Ngài mong muốn chúng ta chia sẻ nó với những người khác. Đây là một đặc

quyền lớn-đặc quyền giới thiệu Chúa Giê-su cho những người khác, giúp họ khám phá được mục đích của mình, và chuẩn bị họ cho cõi đời đời. Kinh Thánh chép, "Bởi chưng mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em, hầu cho ân điển rải ra cách dư dật, khiến sự tạ ơn nơi nhiều người hơn cũng dư dật, mà thêm vinh hiển cho Đức Chúa Trời" (II Cô-rinh-tô 4:15).

Bạn Sẽ Sống Vì Điều Gì?

Sống trọn quãng đời còn lại của bạn vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đòi hỏi phải có sự thay đổi trong các ưu tiên, lịch làm việc, các mối quan hệ của bạn, cũng như mọi điều khác. Đôi khi nó có nghĩa là phải lựa chọn con đường khó thay vì con đường dễ dàng. Ngay chính Chúa Giê-su cũng phải tranh đấu với vấn đề này. Khi biết rằng Ngài sắp phải chịu đóng đinh, Ngài kêu lên: "Hiện nay tâm thần ta bối rối; ta sẽ nói gì?... Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ nầy! nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến giờ nầy! Cha ơi, xin làm sáng danh Cha!' Bấy giờ có tiếng từ trên trời phán xuống rằng: ‘Ta đã làm sáng danh rồi, ta còn làm cho sáng danh nữa!'" (Giăng 12:27-28).

Chúa Giê-su đã đứng ở ngã ba đường. Ngài sẽ làm thành mục đích của mình và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời hay Ngài sẽ thối lui và sống một cuộc đời an nhàn, tự mãn? Bạn cũng đối diện với cùng một lựa chọn đó. Bạn sẽ sống vì những mục đích, sự an nhàn, và khoái lạc của riêng mình, hay bạn sẽ sống quãng đời còn lại vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, biết rằng Ngài đã hứa ban cho bạn những phần thưởng đời đời? Kinh Thánh chép, "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời" (Giăng 12:25).

Đã đến lúc phải giải quyết vấn đề này. Bạn đang sống cho ai-chính bạn hay Đức Chúa Trời? Có thể bạn sẽ lưỡng lự, không biết mình có đủ sức để sống cho Đức Chúa Trời hay không. Đừng lo lắng. Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn điều bạn cần nếu bạn lựa chọn sống cho Ngài. Kinh Thánh chép, "Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta" (II Phi-e-rơ 1:3).

Ngay bây giờ đây, Đức Chúa Trời đang mời gọi bạn sống vì sự vinh hiển của Ngài bằng cách làm trọn những mục đích mà Ngài đã tạo dựng bạn. Đó mới thực sự là cách sống duy nhất. Mọi thứ khác chỉ đơn thuần là hiện hữu. Cuộc sống thật bắt đầu bằng sự cam kết trọn dâng đời sống của bạn cho Đức Chúa Giê-su Christ. Nếu bạn chưa chắc mình đã làm điều này chưa, tất cả những gì bạn cần làm là

nhận tin. Kinh Thánh hứa rằng, "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài" (Giăng 1:12). Bạn sẽ chấp nhận lời đề nghị của Đức Chúa Trời chứ?

Trước hết, hãy tin. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương bạn và tạo dựng bạn vì những mục đích của Ngài. Hãy tin rằng bạn không phải là một sự tình cờ. Hãy tin rằng bạn được tạo dựng để sống đời đời. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời đã chọn lựa bạn để tạo một mối tương giao với Đức Chúa Giê-su, Đấng chết trên thập giá cho bạn. Hãy tin rằng bất luận bạn đã làm gì, thì Đức Chúa Trời vẫn muốn tha thứ cho bạn.

Thứ hai, hãy tiếp nhận. Hãy tiếp nhận Chúa Giê-su vào cuộc đời bạn, làm Chúa, làm Chủ đời sống bạn. Hãy tiếp nhận sự tha thứ của Ngài. Hãy tiếp nhận Thánh Linh Ngài, Đấng sẽ ban cho bạn năng lực để làm trọn mục đích đời sống bạn. Kinh Thánh chép, "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó"

(Giăng 3:36). Dù đang đọc câu Kinh Thánh này ở đâu, tôi cũng muốn mời bạn cúi đầu và thầm nguyện điều sẽ thay đổi cõi đời đời của bạn: "Lạy Chúa Giê-su, con tin nơi Ngài và con xin tiếp nhận Ngài."

Nếu bạn thật lòng trong lời cầu nguyện đó, thì xin chúc mừng! Chào mừng bạn gia nhập gia đình của

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)