Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. (Ê-phê-sô 5:15) Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em đã được biết trước, vậy hãy giữ cho cẩn thận, e anh em cũng bị sự mê
hoặc của những người ác ấy dẫn dụ, mất sự vững vàng của mình chăng. (II Phi-e-rơ 3:17)
Người có đời sống quân bình sẽ được phước; họ sẽ sống lâu hơn mọi người khác.
Một trong những bộ môn của Thế Vận Hội mùa hè là năm môn phối hợp. Nó gồm có: bắn súng ngắn, chạy vượt rào, cưỡi ngựa, chạy và bơi lội. Mục tiêu của vận động viên năm môn phối hợp là chiến thắng trong cả năm môn chứ không chỉ một hoặc hai môn nào đó.
Đời sống bạn là một cuộc đua năm môn phối hợp với năm mục đích, là điều bạn phải giữ cho quân bình. Những mục đích này được các Cơ-đốc nhân trong Công Vụ 2 thực hiện, được Phao-lô giải thích trong Ê-phê-sô 4, và được Chúa Giê-su làm gương trong Giăng 17, nhưng chúng được tóm tắt trong Điều Răn Lớn và Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su. Hai câu này tóm tắt toàn bộ nội dung cuốn sách- năm mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn:
1. "Yêu Chúa với trọn cả tấm lòng"-Bạn được tạo dựng vì sự khoái lạc của Đức Chúa Trời, cho nên mục đích của bạn là yêu Ngài thông qua sự thờ phượng. mục đích của bạn là yêu Ngài thông qua sự thờ phượng.
2. "Yêu người lân cận như chính mình"-Bạn được tạo dựng để phục vụ, cho nên mục đích của bạn là bày tỏ tình yêu thương cho người khác thông qua chức vụ. bày tỏ tình yêu thương cho người khác thông qua chức vụ.
3. "Đi và môn đồ hóa"-Bạn được tạo dựng với một sứ mệnh, cho nên mục đích của bạn là chia sẻ sứ điệp của Đức Chúa Trời thông qua truyền giáo. điệp của Đức Chúa Trời thông qua truyền giáo.
4. "Làm phép báp-tem cho họ..."-Bạn được tạo dựng cho gia đình của Đức Chúa Trời, cho nên mục đích của bạn là hòa nhập với Hội Thánh Ngài thông qua mối thông công. đích của bạn là hòa nhập với Hội Thánh Ngài thông qua mối thông công.
5. "Dạy họ giữ mọi điều..."-Bạn được tạo dựng để trở nên giống như Đấng Christ, cho nên mục đích của bạn là trưởng thành thông qua môn đồ hóa. của bạn là trưởng thành thông qua môn đồ hóa.
Sự tận hiến lớn cho Điều Răn Lớn và Đại Mạng Lệnh sẽ tạo nên một Cơ-đốc nhân lớn.
Giữ năm mục đích này sao cho quân bình với nhau là điều không dễ. Tất cả chúng ta có khuynh hướng quá nhấn mạnh mục đích nào mà mình thấy thích nhất và lơ là đối với những mục đích còn lại. Các Hội Thánh cũng vậy. Nhưng bạn có thể giữ cho đời sống mình quân bình và đi đúng hướng bằng cách gia nhập một nhóm nhỏ có trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe thuộc linh, ghi nhận sự tiến triển của cá nhân, và chia sẻ những gì bạn học được cho người khác. Đây là bốn hoạt động quan trọng đối với một đời sống theo đúng mục đích. Nếu bạn nghiêm túc trong việc này, bạn cần phải phát triển những thói quen sau:
Nói với một người đồng hành thuộc linh hoặc một nhóm nhỏ. Cách tốt nhất để ghi nhớ những nguyên tắc trong sách này là thảo luận chúng với những người khác trong mô hình nhóm nhỏ. Kinh Thánh chép, "Sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình" (Châm Ngôn 27:17). Chúng ta học được nhiều điều trong bối cảnh cộng đồng. Tâm trí của chúng ta trở nên sắc bén hơn và lòng tin của mình sâu đậm hơn thông qua việc tâm tình.
Tôi mạnh mẽ đề nghị bạn tập hợp một nhóm nhỏ những người bạn của mình lại và thành lập Nhóm Đọc Đời Sống Theo Đúng Mục Đích để ôn lại các chương sách mỗi tuần. Hãy thảo luận về những bài học và áp dụng trong mỗi chương. Hãy hỏi, "Vậy thì sao?" và "Bây giờ thì sao?" Điều này có ý nghĩa gì cho tôi, gia đình tôi và Hội Thánh của chúng ta? Tôi sẽ phải làm gì? Phao-lô nói, "Hãy thực hành điều mà anh em đã học" (Phi-líp 4:9 bản TEV-ND). Trong phụ lục 1, tôi đã chuẩn bị các câu hỏi thảo luận cho nhóm nhỏ hoặc lớp Trường Chúa Nhật.
Nhóm nhỏ đọc sách sẽ đem lại nhiều lợi ích mà bản thân cuốn sách không làm được. Bạn có thể trao và nhận những phản hồi về điều bạn đang học. Bạn có thể thảo luận những tấm gương trong đời thực. Bạn có thể cầu thay, khích lệ và hỗ trợ lẫn nhau để bắt đầu sống theo những mục đích này. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta cùng nhau lớn lên, chứ không phải độc lập. Kinh Thánh chép, "Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm" (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:11).
Sau khi bạn cùng nhau đọc qua cuốn sách này, bạn có thể chuyển sang những tài liệu theo đúng mục đích khác dành riêng cho các lớp học và các nhóm nhỏ (phụ lục 2).
Tôi cũng khích lệ bạn học Kinh Thánh cách cá nhân. Tôi đã ghi chú hơn một ngàn câu Kinh Thánh được dùng trong sách này để giúp bạn nghiên cứu thêm trong văn cảnh của chúng. Xin hãy đọc phụ lục 3 vì tôi sẽ giải thích lý do tôi dùng nhiều bản dịch và diễn ý. Do phải giới hạn độ dài của từng chương cho phù hợp để đọc mỗi ngày, nên tôi không thể giải thích những văn cảnh mà các câu Kinh Thánh này được viết ra. Nhưng nghiên cứu Kinh Thánh thì phải nghiên cứu theo đoạn văn, chương, và thậm chí cả sách. Cuốn Personal Bible Study Methods của tôi có thể giúp bạn thêm về phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh.
Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng thuộc linh của bạn. Cách tốt nhất để quân bình năm mục đích trong cuộc đời bạn là tự đánh giá mình cách định kỳ. Đức Chúa Trời đánh giá cao thói quen tự đánh giá. Ít nhất có năm lần Kinh Thánh bảo chúng ta phải tự tra xét lại đời sống thuộc linh của mình.[i]
Kinh Thánh chép, "Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? miễn là anh em không đáng bị bỏ" (II Cô-rinh-tô 13:5).
Để duy trì sức khỏe thuộc thể, bạn cần phải thường xuyên đến gặp bác sĩ-huyết áp, nhiệt độ, cân nặng, v.v.. Để kiểm tra sức khỏe thuộc linh, bạn cần phải thường xuyên xem lại năm biểu hiện quan trọng đó là sự thờ phượng, mối thông công, sự tăng trưởng về nhân cách, chức vụ và sứ mệnh. Giê-rê-mi khuyên, "Chúng ta hãy xét và thử đường mình, trở về cùng Đức Giê-hô-va" (Ca Thương 3:40).
Tại Hội Thánh Saddleback, chúng tôi phát triển một phương tiện tự đánh giá khá đơn giản, đã giúp cho hàng ngàn người tập trung vào mục đích cho Đức Chúa Trời. Nếu bạn muốn có một bản thì xin email cho tôi (phụ lục 2). Bạn có thể dùng công cụ này trong thì giờ tĩnh nguyện và rồi thảo luận với nhóm nhỏ của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên về cách nó giúp bạn quân bình cuộc sống của mình để luôn khỏe mạnh và tăng trưởng. Phao-lô khuyên, "Vậy bây giờ, hãy làm trọn công việc của anh em, hầu cho như anh em đã sẵn lòng thể nào thì làm cho trọn theo tài năng mình" (II Cô-rinh-tô 8:11).
Hãy viết lại tiến triển của bạn mỗi ngày. Cách tốt nhất để củng cố tiến trình làm theo những mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn là ghi nhận mỗi ngày. Đây không phải là nhật ký biến cố, bèn là ghi nhận những bài học trong cuộc sống mà bạn không muốn quên đi. Kinh Thánh nói, "Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng" (Hê-bơ-rơ 2:1). Chúng ta nhớ những gì mình ghi lại.
Việc ghi chép giúp làm rõ điều Đức Chúa Trời đã làm trong cuộc đời bạn. Dawson Trotman thường nói, "Những ý tưởng tự gỡ rối cho chúng khi đi qua ngón tay của bạn." Kinh Thánh có nhiều chỗ chép rằng Đức Chúa Trời bảo dân sự phải ghi nhận cuộc sống thuộc linh hằng ngày. Kinh Thánh chép,
"Môi-se vâng mạng Đức Giê-hô-va chép sự hành trình của dân chúng" (Dân-số ký 33:2). Bạn không vui khi Môi-se vâng lời Đức Chúa Trời và ghi lại hành trình tâm linh của dân Y-sơ-ra-ên sao? Nếu ông lười biếng, chắc chúng ta chẳng học được những bài học quý giá từ chuyến Xuất Hành.
Dù việc ghi lại linh trình của bạn không được người ta xem nhiều như của Môi-se, nhưng nó vẫn quan trọng. Bản New International Version chép rằng, "Môi-se ghi lại những chặng đường trong hành trình của họ." Đời sống bạn là một cuộc hành trình, và đã là một hành trình thì đáng được ghi nhận. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ viết về những chặng đường trong linh trình của mình.
Đừng chỉ viết về những điều vui thỏa không thôi. Như Đa-vít đã làm, hãy ghi lại những nghi ngờ, sợ hãi, và tranh chiến với Đức Chúa Trời. Những bài học lớn nhất của chúng ta đến từ sự đau thương và Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời cất giữ những giọt nước mắt của chúng ta.[ii] Bất cứ khi nào nan đề xuất hiện, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời dùng chúng để làmtrọn năm mục đích trong đời sống bạn: Đó là cách Ngài khiến bạn tập chú vào Ngài, đưa bạn đến gần người khác hơn trong mối thông công, xây dựng nhân cách giống Đấng Christ, tạo cơ hội để bạn phục vụ và để lại cho bạn một bài làm chứng. Trong cơn thương đau của mình, một nhà thánh thi đã viết, "Điều đó sẽ ghi để cho đời tương lai, một dân sự được dựng nên về sau sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va" (Thi Thiên 102:18). Bạn mắc nợ các thế hệ sau điều này: giữ lại lời làm chứng về cách Đức Chúa Trời đã giúp bạn làm trọn những mục đích của Ngài trên đất. Đó là một lời chứng sẽ còn được nhắc đến nhiều sau khi bạn lên thiên đàng.
Hãy chia sẻ những gì bạn biết cho người khác! Nếu bạn muốn tiếp tục lớn lên, cách tốt nhất để học hỏi thêm là chia sẻ những gì bạn đã học được. Châm Ngôn nói với chúng ta rằng, "Lòng rộng rãi sẽ được no nê; còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội" (Châm Ngôn 11:25). Ai chia sẻ những bài học của mình thì sẽ được nhận thêm từ nơi Đức Chúa Trời.
Bây giờ thì bạn đã hiểu mục đích của cuộc sống, và trách nhiệm của bạn là đem sứ điệp này đến với những người khác. Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn làm sứ giả của Ngài. Phao-lô nói, "Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác" (II Ti-mô-thê 2:2). Qua cuốn sách này, tôi đã chia sẻ lại cho bạn những gì người khác dạy tôi về mục đích của cuộc sống; bây giờ đến lượt bạn làm điều đó.
Có lẽ bạn biết hàng trăm người chưa biết về mục đích của cuộc sống. Hãy chia sẻ những lẽ thật này với con cái, bạn bè, hàng xóm và những đồng nghiệp của bạn. Nếu bạn tặng cuốn sách này cho một người
bạn, hãy ghi thêm ít lời đề tặng vào.
Bạn càng biết nhiều thì Chúa càng mong muốn bạn dùng sự hiểu biết đó để giúp đỡ những người khác. Gia-cơ nói, "Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội" (Gia-cơ 4:17). Tri thức gia tăng trách nhiệm. Nhưng chia sẻ về mục đích của cuộc sống không chỉ là một nghĩa vụ; nó là một trong những đặc ân lớn nhất của cuộc sống. Hãy hình dung xem, thế giới này sẽ đổi khác ra sao nếu mọi người đều biết mục đích của mình. Phao-lô nói, "Con giải tỏ các việc đó cho anh em, thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo" (I Ti-mô-thê 4:6).
Tất Cả Vì Sự Vinh Hiển Của Đức Chúa Trời
Lý do chúng ta chia sẻ điều mình biết đó là vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sự phát triển của Vương Quốc Ngài. Đêm trước khi bị đóng đinh, Chúa Giê-su đã nói với Cha, "Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm" (Giăng 17:4). Khi Chúa Giê-su cầu nguyện những lời này, Ngài chưa chết vì tội lỗi của chúng ta, cho nên "công việc" mà Ngài đã làm xong là gì? Trong trường hợp này, Ngài đang đề cập đến một điều gì đó khác hơn là sự chuộc tội. Câu trả lời nằm trong lời Ngài nói hai mươi bảy câu sau lời cầu nguyện đó.[iii]
Chúa Giê-su nói với Đức Chúa Cha về những gì Ngài đã làm trong ba năm qua: chuẩn bị các môn đồ Ngài để sống vì mục đích của Đức Chúa Trời. Ngài giúp họ nhận biết và yêu Chúa (thờ phượng), dạy họ yêu thương lẫn nhau (thông công), ban cho họ Lời để họ có thể trưởng thành (môn đồ hóa), bày tỏ cho họ cách phục vụ (chức vụ) và sai họ đi nói với những người khác (sứ mệnh). Chúa Giê-su đã làm gương về một đời sống theo đúng mục đích, và Ngài cũng dạy những người khác cách sống nữa. Đó là "công việc" đem lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời!
Ngày nay, Chúa kêu gọi mỗi chúng ta làm cùng một việc đó. Ngài không chỉ muốn chúng ta sống theo những mục đích của Ngài, mà Ngài cũng muốn chúng ta giúp đỡ những người khác sống như vậy nữa. Đức Chúa Trời muốn chúng ta giới thiệu Đấng Christ cho mọi người, đem họ trở về mối thông công với Ngài, giúp họ trưởng thành và tìm được vị trí của họ trong chức vụ, đồng thời sai họ đi ra để tiếp cận những người khác nữa.
Đây là toàn bộ nội dung đời sống theo đúng mục đích. Dù bạn ở lứa tuổi nào, thì trọn phần còn lại của cuộc đời bạn cũng có thể trở thành khoảng thời gian tốt đẹp nhất, và bạn có thể bắt đầu sống theo mục đích ngay hôm nay.
Suy Nghĩ Về Mục Đích Của Tôi:
Vấn Đề Suy Nghĩ: Phước cho người nào quân bình.
Câu Gốc: "Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan." (Ê-phê-sô 5:15)
Câu Hỏi Suy Gẫm: Tôi sẽ bắt đầu thực hiện một trong bốn hoạt động nào để giữ quân bình năm mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống mình?
Ngày 40: