Được Tạo Dựng Vì Sự Vui Thỏa Của Đức Chúa Trờ

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 31)

Những kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Đức Giê-hô-va đã trồng để được vinh hiển.

(Ê-sai 61:3)

Ngày 8:

Được Tạo Dựng Vì Sự Vui ThỏaCủa Đức Chúa Trời Của Đức Chúa Trời

Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên. (Khải Huyền 4:11) Đức Giê-hô-va đẹp lòng dân sự Ngài

(Thi Thiên 149:1)

Bạn được tạo dựng vì sự vui thỏa của Đức Chúa Trời.

Giây phút bạn sinh ra trên thế giới này, Đức Chúa Trời có ở đó như một nhân chứng vô hình, mỉm cười

chào đón bạn ra đời. Ngài muốn bạn sống, và sự ra đời của bạn khiến Ngài vui mừng biết bao. Đức Chúa Trời không cần phải tạo dựng bạn, nhưng Ngài đã lựa chọn tạo ra bạn vì sự vui thích của Ngài. Bạn hiện hữu vì lợi ích cho Ngài, vì sự vinh hiển của Ngài, vì mục đích của Ngài và vì niềm vui của Ngài.

Đem lại niềm vui cho Đức Chúa Trời, sống theo ý thích của Ngài là mục đích đầu tiên của cuộc đời bạn. Khi bạn hiểu rõ về lẽ thật này, bạn sẽ không bao giờ gặp phải vấn đề cảm thấy mình vô nghĩa nữa. Điều đó chứng tỏ giá trị của bạn. Nếu bạn quan trọng như thế đối với Đức Chúa Trời, và Ngài xem bạn là quý giá đến mức Ngài muốn giữ bạn sống đời đời với Ngài, thì bạn có ý nghĩa đến chừng nào, phải không? Bạn là con của Đức Chúa Trời, và sự vui thỏa mà bạn đem đến cho Ngài hoàn toàn không giống với bất cứ điều gì khác mà Ngài đã tạo nên. Kinh Thánh chép, "Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài" (Ê-phê-sô 1:5).

Một trong những món quà lớn nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn là khả năng tận hưởng khoái lạc. Ngài ban cho bạn năm giác quan và những tình cảm để bạn có thể cảm nhận nó. Ngài muốn bạn tận hưởng cuộc sống, chứ không phải chịu đựng nó. Lý do để bạn có thể tận hưởng khoái lạc đó là vì Đức

Chúa Trời đã tạo dựng bạn theo hình ảnh Ngài.

Chúng ta thường quên rằng Đức Chúa Trời cũng có những tình cảm nữa. Ngài cảm nhận mọi điều rất sâu sắc. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đau buồn, ghen tương và nổi giận, thông cảm, thương xót, sầu khổ, và đồng cảm cũng như hạnh phúc, vui mừng, và thỏa lòng. Đức Chúa Trời yêu thương, vui sướng, khoái lạc, hoan hỉ, tận hưởng và thậm chí cười nữa![i]

Đem vui thỏa đến cho Đức Chúa Trời được gọi là thờ phượng. Kinh Thánh chép, "Đức Chúa Trời đẹp lòng người thờ phượng Ngài và tin cậy nơi tình yêu thương của Ngài" (Thi Thiên 147:11 bản CEV- ND). Bất cứ việc gì bạn làm mà đem lại vui thỏa cho Đức Chúa Trời là một hành động thờ phượng. Giống như một viên đá quý, thờ phượng có nhiều mặt. Cần phải viết rất nhiều bộ sách mới có thể nói

hết những gì cần hiểu về sự thờ phượng, nhưng chúng ta sẽ chỉ bàn đến những khía cạnh chính của sự thờ phượng trong phần này mà thôi.

Những nhà nhân loại học đã lưu ý rằng sự thờ phượng là một sự thúc giục toàn cầu, đã được Đức Chúa Trời đan kết chặt chẽ vào chính bản thể của chúng ta-một nhu cầu cố hữu để liên hệ với Đức Chúa Trời. Thờ phượng cũng tự nhiên như việc ăn hay thở. Nếu chúng ta không thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta luôn tìm kiếm một điều thay thế nào đó. Lý do Ngài tạo dựng chúng ta với khao khát này là Ngài muốn có những người thờ phượng! Chúa Giê-su phán, "Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy" (Giăng 4:23).

Tùy thuộc vào nền tảng tôn giáo của bạn, có lẽ bạn cần phải mở rộng cách hiểu của bạn về "sự thờ phượng." Bạn có thể nghĩ đến những buổi thờ phượng của Hội Thánh gồm việc hát, cầu nguyện và nghe giảng. Hoặc bạn có thể nghĩ đến những nghi thức trang trọng, những cây nến và tiệc thánh. Hoặc bạn cũng có thể nghĩ đến sự chữa lành, các phép lạ và những kinh nghiệm xuất thần. Sự thờ phượng có thể bao gồm những yếu tố này, nhưng thờ phượng không chỉ là những biểu hiện này. Thờ phượng là một lối sống.

Thờ phượng không chỉ là âm nhạc. Đối với nhiều người, thờ phượng chỉ là một từ đồng nghĩa với âm nhạc. Họ nói, "Ở Hội Thánh chúng tôi, chúng tôi có thì giờ thờ phượng trước rồi mới đến dạy dỗ." Đây là một hiểu lầm lớn. Mọi thành phần của một chương trình thờ phượng là một hành động thờ phượng: cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, hát, xưng tội, sự yên lặng, trang nghiêm, nghe giảng, ghi chú, dâng hiến, báp-tem, tiệc thánh, ký giấy cam kết, và thậm chí việc chào hỏi những người thờ phượng khác.

Thật ra, sự thờ phượng có trước âm nhạc. A-đam đã thờ phượng tại vườn Ê-đen, nhưng lúc đó thì âm nhạc chưa được nhắc đến, cho tới Sáng-thế ký 4:21, lúc Giu-banh ra đời. Nếu sự thờ phượng chỉ là âm nhạc, thì tất cả những người không biết nhạc không bao giờ thờ phượng được. Thờ phượng không chỉ là âm nhạc, mà còn hơn thế nữa.

Điều tệ hơn nữa là khái niệm "thờ phượng" thường được dùng cách lầm lẫn để ám chỉ một phong cách

âm nhạc nào đó: "Trước tiên chúng tôi hát thánh ca, sau đó hát một bài ngợi khen và thờ phượng." Hay là "Tôi thích những bài hát ngợi khen nhanh, nhưng thích nhất vẫn là những bài hát thờ phượng chậm, sâu lắng." Theo lối nói này, nếu một bài hát nào đó chơi nhanh hoặc lớn hoặc dùng những nhạc cụ trầm, thì nó được xem là "ngợi khen." Nhưng nếu nó chậm rãi và yên tĩnh, thân mật, có thể chơi bằng đàn guitar, thì đó là thờ phượng. Đây là cách dùng sai rất phổ biến của khái niệm "thờ phượng." Thờ phượng hoàn toàn không có liên quan gì đến phong cách, âm lượng hay tốc độ của một bài hát. Đức Chúa Trời yêu thích mọi loại âm nhạc vì Ngài đã tạo ra chúng hết thảy-nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cũ và mới. Có thể bạn không thích mọi loại nhạc, nhưng Đức Chúa Trời thì thích! Nếu nó được

dâng lên cho Đức Chúa Trời bằng tâm linh và lẽ thật, thì đó là một hành động thờ phượng.

Các Cơ-đốc nhân thường không đồng ý về phong cách âm nhạc dùng trong sự thờ phượng, hết mình bảo vệ phong cách âm nhạc mà họ thích và bảo rằng loại nhạc đó đúng với Kinh Thánh nhất hay Chúa thích nhất. Nhưng không có một phong cách âm nhạc nào trong Kinh Thánh cả! Trong Kinh Thánh không có nốt nhạc; thậm chí chúng ta cũng không có những thứ nhạc cụ dùng trong thời Kinh Thánh. Thẳng thắn mà nói, phong cách âm nhạc mà bạn thích nhất nói nhiều về chính bạn-nền tảng và nhân cách của bạn-hơn là về Đức Chúa Trời. Âm nhạc của một dân tộc này có thể được xem như những tiếng động đối với một dân tộc khác. Nhưng Đức Chúa Trời thích sự đa dạng và Ngài thích tất cả những phong cách đó.

Không hề có cái gọi là âm nhạc "Cơ-đốc"; chỉ có những ca từ Cơ-đốc mà thôi. Chính lời hát mới khiến bài hát trở thành thánh ca, chứ không phải giai điệu. Không hề có những giai điệu thuộc linh. Nếu tôi đàn cho bạn nghe một bài hát mà không có lời, bạn không có cách gì để biết được đó có phải là một bài hát "Cơ-đốc" hay không.

Thờ phượng không phải vì lợi ích của bạn. Là một mục sư, tôi nhận được nhiều lời nhắn nói như vầy, "Tôi thích buổi thờ phượng hôm nay. Tôi nhận được nhiều điều lắm." Đây cũng là một quan niệm sai lầm khác về sự thờ phượng. Thờ phượng không phải vì lợi ích của chúng ta! Chúng ta thờ phượng vì lợi ích của Đức Chúa Trời! Khi chúng ta thờ phượng, mục tiêu của chúng ta là dâng vui thỏa lên cho Đức Chúa Trời, chứ không phải cho chúng ta.

Nếu bạn đã từng nói, "Tôi chẳng nhận được gì trong chương trình thờ phượng hôm nay," thì bạn đã thờ phượng sai nguyên nhân. Sự thờ phượng không phải dành cho bạn. Nó dành cho Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, hầu hết các chương trình "thờ phượng" thường bao gồm những yếu tố như thông công, gây dựng, và truyền giáo, và thật những ích lợi trong sự thờ phượng, nhưng chúng ta không thờ phượng để làm thỏa lòng chính mình. Động cơ của chúng ta là dâng vinh hiển và vui thỏa lên cho Đấng Sáng Tạo mình.

Trong Ê-sai 29, Đức Chúa Trời quở trách về sự thờ phượng không thật lòng và giả hình. Dân sự dâng lên cho Đức Chúa Trời những lời cầu nguyện nhạt nhẽo, những lời ngợi khen không thành thật, những lời trống rỗng, và những nghi thức của con người mà thậm chí cũng chẳng bận tâm đến ý nghĩa của chúng. Tấm lòng của Đức Chúa Trời không hề cảm động bởi truyền thống trong sự thờ phượng, nhưng bởi những tình cảm nồng nàn và sự tận tâm. Kinh Thánh chép, "Chúa có phán rằng: ‘Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho'" (Ê-sai 29:13).

Thờ phượng không phải là một phần trong cuộc đời bạn, nó chính là cuộc đời của bạn. Nó không chỉ dành cho những buổi thờ phượng tại nhà thờ. Chúng ta phải "thờ phượng Ngài luôn luôn" (Thi Thiên 105:4 bản TEV-ND) và phải "ngợi khen danh Đức Giê-hô-va" "từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn" (Thi Thiên 113:3). Trong Kinh Thánh, nhiều người ngợi khen Đức Chúa Trời lúc làm việc, khi ở nhà, lúc ra trận, khi ở tù, và thậm chí lúc ở trên giường! Ngợi khen phải là việc làm đầu tiên mỗi khi bạn mở mắt thức dậy vào buổi sáng, và là việc làm cuối cùng trước khi bạn nhắm mắt đi ngủ.

[ii] Đa-vít nói, "Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn, Sự khen ngợi Ngài hằng ở nơi miệng tôi"

(Thi Thiên 34:1).

Mỗi việc làm có thể biến thành một hành động thờ phượng khi bạn làm để ngợi khen, tôn vinh và dâng sự vui thỏa lên cho Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, "Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm" (I Cô-rinh-tô 10:31). Martin Luther đã nói,

"Người vắt sữa bò hằng ngày có thể vắt sữa bò để dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời." Làm sao có thể làm mọi việc để dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời được? Bằng cách làm mọi việc như thể bạn đang làm cho Chúa Giê-su và bằng cách liên tục trò chuyện với Ngài khi làm việc đó! Kinh Thánh chép,

"Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta" (Cô-lô-se 3:23).

Đây là điều bí mật để có một lối sống thờ phượng-làm mọi việc như thể tôi đang làm cho Chúa Giê-su. Kinh Thánh bản diễn ý Message ghi như sau, "Hãy đem cuộc sống bình thường hằng ngày của anh em- việc nghỉ ngơi, ăn uống, làm việc và đi lại-dâng lên cho Đức Chúa Trời như một của lễ" (Rô-ma 12:1 bản Msg-ND). Công việc trở thành sự thờ phượng khi bạn dâng nó cho Đức Chúa Trời và thực hiện nó với nhận thức sâu sắc về sự hiện diện của Ngài.

Khi tôi mới vừa phải lòng nhà tôi, lúc nào tôi cũng nghĩ đến nàng: lúc ăn sáng, lúc lái xe đi học, khi vào lớp, lúc xếp hàng ngoài siêu thị, khi mua xăng-tôi không thể không nghĩ đến người phụ nữ này! Tôi thường nói với chính mình về nhà tôi và nghĩ đến mọi điều khiến tôi yêu nàng. Điều này giúp tôi thấy gần gũi với Kay dẫu rằng chúng tôi sống cách xa nhau vài trăm dặm đường và học ở hai trường khác nhau. Khi nghĩ đến nàng liên tục như vậy, tôi đang chung thủy trong tình yêu nàng. Đây là hình ảnh của toàn bộ sự thờ phượng thật-phải lòng Chúa Giê-su.

Suy Nghĩ Về Mục Đích Của Tôi

Vấn Đề Suy Nghĩ: Tôi được tạo dựng vì sự vui thỏa của Đức Chúa Trời.

Câu Gốc: "Đức Giê-hô-va đẹp lòng dân sự Ngài." Thi Thiên 149:4a

Câu Hỏi Suy Gẫm: Hôm nay, tôi có thể bắt đầu làm công việc gì như thể là tôi đang làm cho Đức Chúa Giê-su?

Ngày 9:

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm sống theo đúng mục đích (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)