Những hạn chế của những quan điểm trước C.Mác

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận, không giải thích được vì sao trao đổi hàng hóa theo đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản thu được lợi nhuận

Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng

thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.

Hạn chế lớn nhất của A.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.

Học thuyết của Ricardo, Ông chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động mà không chú ý đến quá trình sản xuất ra GTTD. Ở đây Ricardo đã nhầm lẫn giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến với tư bản lưu động và tư bản cố định. Ông cũng không phân biệt giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên đã bóp méo quy luật giá trị thặng dư. Về lợi nhuận: Ricardo xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương và lợi nhuận. Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản là: Nếu năng suất lao động tăng thì tiền lương sẽ giảm tương đối còn lợi nhuận của tư bản sẽ tăng tuyệt đối. Tuy nhiên ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư. Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (những tư bản có đại dương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau) nhưng không chứng minh được. Ông cho rằng nếu hạ thấp tiền công thì lợi nhuận tăng lên còn giá trị hàng hoá không đổi. Ông đã thấy xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa giải thích được cạn kẽ.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)