Liên hệ tư bản địatô ở Việt Nam hiên nay:

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)

Thông qua những lí luận về địa tô đã nghiên cứu ở trên , ta thấy địa tô tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột của chủ ruộng đất đối với công nhân nông nghiệp làm thuê. Nó tồn tại ở nhiều hình thức: địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối, địa tô cây đặc sản, địa tô về đất xây dựng, địa tô về hầm mỏ, địatô về bãi cá....Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những lí luận địa tô đó được Đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn để xây dựng đất nước giàu mạnh. Lí luận địa tô

của Mác đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan nhằm kích thích phát triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế bằngvận dụng luật đất đai và ban hành các thông tư, nghị định. Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lí. Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức kinh tế , đơn vị vũ trang .. để sử dụng. ở đây thực hiện sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng ruộng đất nhằm sử dụng tài nguyên của đất nớc một cách hiệu quả. Để bổ sung cho nguồn nhân sách và thông qua ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp những người thuê đất phải đóng thuế cho Nhà nước. Thuế này khác xa với địa tô phong kiến và địa tô t bản chủ nghĩa vì thuế này tập chung vào ngân sách mang lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản chất bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô t bản chủ nghĩa...

Mặc dù luật pháp hiện hành đã có nhiều tiến bộ, đất đai được quản lý chặt chẽ hơn, chính sách giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tuy nhiên Luật Đất đai hiện tại vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó nổi lên một số điểm hạn chế kềm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Cụ thể về phân loại đất, chưa có quy định quỹ đất phát triển làng nghề, dịch vụ kết cấu hạ tầng nông thôn. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa quy định rõ việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành NN-PTNT liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc giao đất có thời hạn đến năm 2013 đối với đất trồng cây hằng năm khiến nông dân không yên tâm đầu tư, phát triển lâu dài. Chính sách hạn điền hiện tại không khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại, nhiều trang trại khi tích tụ ruộng đất đã phải mượn người khác đứng tên sổ đỏ để tránh vượt hạn điền, khi muốn vay vốn ngân hàng thì thế chấp không được. Chính sách đất đai hiện hành cũng không khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do thiếu cơ chế để có đất quy hoạch cho phát triển làng nghề, chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung; chưa tạo điều cho cơ chế thị trường đất đai vận hành lành mạnh, không chỉ gây khó khăn cho phát triển sản xuất mà còn tạo điều kiện cho tham nhũng, đầu cơ làm giàu bất chính, khiến dân không đồng tình. Chính sách thu hồi đất cho các

mục đích phi nông nghiệp với cơ chế xác định giá cả đền bù chưa hợp lý, các quy định về đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất rườm rà mà vẫn lỏng lẻo, việc phân cấp quản lý đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thu hồi đất lúa cho mục đích phi nông nghiệp đang ở mức báo động.

Riêng tại tỉnh An Giang, mặc dù là địa phương có sản lượng lúa cao nhất cả nước nhưng số hộ có diện tích đất dưới 1 ha chiếm tỷ lệ khá cao, các hộ có quy mô diện tích sản xuất lớn phải sử dụng rất nhiều giấy chứng nhận với nhiều tên khác nhau và chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ tín dụng, nhiều trường hợp người sang nhượng bội tín, xảy ra tranh chấp, Ngân hàng Nông nghiệp không giải quyết cho vay vốn tín dụng với lý do cần phải đợi cấp giấy mới. Nếu cơ quan chức năng xử lý không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nông dân”. Nông dân phải tự gánh chịu nhiều rủi ro, do thu hồi đất đai đền bù không thỏa đáng, thủy điện xả lũ không đúng quy trình, huy động đóng góp quá mức... làm tăng thêm khó khăn đời sống nông dân. Theo báo cáo gửi Bộ NN&PTNT của các địa phương ở miền Trung, con số nông dân bỏ ruộng lên đến hàng chục nghìn hộ dân và hàng nghìn ha đất trồng lúa hoang hóa trong mấy năm lại đây và tình trạng này đang ngày càng gia tăng. Trong năm 2012 - 2013, cả nước đã có 42.785 hộ bỏ không đất canh tác với trên 6.882 ha, có trên 3.407 hộ trả ruộng. Ruộng đất chia cho đầu người quá ít, chỉ vài sào đất, thậm chí là vài thước đất cho mỗi người, rồi thiên tai, dịch bệnh triền miên, cộng với vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp quá cao, trong lúc sản phẩm làm ra bán với giá rẻ mạt, thu không đủ bù chi... là những nguyên nhân chính khiến người nông dân bỏ ruộng.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)