Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

1.5.2.1.1. Tư bản thương nghiệp, nguồn gốc và vai trò của nó.

Về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp có từ rất sớm, tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Lợi nhuận của nó chủ yếu do mua rẻ bán đắt mà có. Trong CNTB, Tư bản thương nghiệp là bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhiệm khâu lưu thông hàng hoá phục vụ cho tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp vận động theo công thức: T - H - T'

Đặc điểm của tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vào tư

bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối.

• Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ tư bản thương nghiệp chỉ là một phận tư bản hàng hoá của tư bản công nghiệp. Số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hoá mà tư bản thương nghiệp lưu thông đều do tư bản công nghiệp quyết định.

• Tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ chức năng chuyển tư bản hàng hoá (H) thành tư bản tiền tệ (T) trở thành chức năng riêng biệt, tách khỏi tư bản công nghiệp và thuộc về tư bản thương nghiệp. Mua hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, bán ở đâu do tư bản thương nghiệp quyết định.

Vai trò của tư bản thương nghiệp đối với xã hội: Nhờ có tư bản thương nghiệp

chuyên việc mua - bán hàng hoá nên tư bản công nghiệp có thể tập trung vốn cho sản xuất, nâng cao được hiệu quả kinh tế, tăng được giá trị thặng dư. Mặt khác, do có sự chuyên trách mua - bán hàng hoá nên giảm được chi phí lưu thông, rút ngắn được thời gian lưu thông, tăng nhanh được tốc độ chu chuyển của tư bản, do đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.

1. 5.2.1.2 Lợi nhuận thương nghiệp.

Tư bản thương nghiệp (chỉ giới hạn trong lĩnh vực mua bán hàng hoá) không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó vẫn có lợi nhuận. Vậy lợi nhuận thương nghiệp là gì? và do đâu mà có. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra

trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình.

Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộ phận lao động của công nhân không được trả công.

Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá

trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chêch lệch (hoa hồng), đó là lợi nhuận thương nghiệp.

Bán H Bán H

(Giá cả < Giá trị) - (Giá cả = Giá trị) = P TN

Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nghĩa là, tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi nhuận bình quân cho mình.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)