Thị trường chứng khoán ở Việt Nam và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

vào thực tiễn hoạt động TTCK:

Sự hình thành và hoạt động của Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Ngày 11/07/1998, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đến nay đã có gần 100 công ty chứng khoán thành viên, 48 công ty quản lý quỹ,và hàng trăm công ty niêm yết trên cả hai sàn. TTCK Việt Nam về cơ bản đã có các hoạt động tương tự các TCKT khác trên thế giới. TTCK Việt Nam là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động chính của nó là nhằm huy động những nguồn vốn trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.

TTCK Việt Nam là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, còn thị trường thứ cấp là nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

Hàng hóa giao dịch trên TTCK bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác.

Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:  Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;

 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;

 Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;  Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;

 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Các hình thức của thị trường

 Thị trường tập trung

 Thị trường phi tập trung (OTC);

Vận dụng Giá trị thặng dư vào hoạt động thực tiễn của TTCK

TTCK là một bộ phận của nền kinh tế, thực hiện chức năng luân chuyển nguồn vốn từ đối tượng thừa vốn sang đối tượng thiếu vốn, thực hiện chức năng tập trung nguồn vốn, tài trợ, thu hồi vốn. Vì vậy, TTCK là một phần quan trọng trong quá trình luân chuyển Giá trị thặng dư (GTTD) từ hoạt động sản xuất sang các chủ thể sở hữu vốn.

GTTD không thể xuất hiện trong lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. TTCK không là nơi tạo ra GTTD, nhưng là nơi giá trị thặng dư được luân chuyển thông qua các hoạt động luân chuyển vốn, phân phối lại lợi nhuận trên TTCK.

Các hoạt động trên TTCK và mối liên hệ với GTTD:

• Phát hành cổ phiếu lần đầu: đây là hoạt động của công ty thực hiện bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để tạo lập vốn chủ sở hữu. Đây là hoạt động góp vốn để đầu tư vào một công ty của những người mua cổ phiếu, chỉ là hiện tượng tích lũy và đầu tư tư bản, chưa tạo ra và luân chuyển GTTD.

• Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (cổ phiếu thưởng): là việc công ty cổ phần dùng lợi nhuận tạo ra được để phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, nhằm duy trì tỷ lệ vốn góp của họ tại công ty. Lợi nhuận của công ty có nguồn gốc từ

GTTD xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là hoạt động chiếm dụng GTTD từ quá trình sản xuất của người lao động, làm gia tăng nguồn vốn sở hữu của các nhà tư bản có vốn góp vào công ty.

• Mua cổ phiếu quỹ: là hoạt động của công ty nhằm mua vào hoặc bán ra cổ phiếu của chính công ty mình, nhằm điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của công ty hoặc điều chỉnh giá cổ phiếu trên thị trường. Đây là hoạt động điều chỉnh lại cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty. Nguồn tiền dùng để thực hiện hoạt động này có thể xuất phát từ lợi nhuận giữ lại, hoặc các nguồn quỹ khác của công ty, có liên hệ mật thiết đến GTTD công ty đó tạo ra được.

Lợi nhuận từ trái phiếu:

o Nguồn trả lãi định kỳ: về bản chất, trái phiếu thể hiện khoản nợ mà người phát hành phải trả cho cho người mua trái phiếu. Vì vậy, tiền lãi trả định kỳ của chủ sở hữu phát hành trái phiếu cho người nắm giữ trái phiếu là việc trích một phần GTTD của người đi vay đối với người cho vay. GTTD ở đây được luân chuyển tương tự như trong tư bản cho vay.

Lợi nhuận từ Cổ phiếu:

o Trả cổ tức: được trích một phần từ lợi nhuận tạo ra của công ty phát hành cổ phiếu, chính là một phần của GTTD nhà tư bản thu được.

o Từ chênh lệch giá mua và bán cổ phiếu: đây là phần lợi nhuận không xuất phát từ GTTD, mà là từ sự mua giá thấp và bán giá cao (hoặc ngược lại). Trong giao dịch này, có một chủ thể thu lợi ích cao hơn và chủ thể khác mất đi lợi ích tương ứng.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w